Categories: Xã luậnBlog

ĐCSTQ đóng cửa Bảo tàng Tưởng niệm Sự kiện Lục Tứ để che giấu tội ác

Dưới áp lực từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Bảo tàng tưởng niệm Sự kiện Lục Tứ ở Hồng Kông đã buộc phải đóng cửa tạm thời vào sáng ngày 2/6. Cách đây vài ngày, bảo tàng vừa mở đợt triển lãm ảnh mới với chủ đề “Phong trào dân chủ 1989 và Hồng Kông”, ban tổ chức cũng dành một khu vực nhỏ để công chúng đến đặt hoa tưởng niệm. Nhưng hiển nhiên là ĐCSTQ sẽ rất sợ nội dung của cuộc triển lãm, sợ tiếng nói của người dân, và sẽ làm mọi cách để phá hoại.

Cảnh tượng đàn áp tàn bạo đẫm máu tại Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn đã khiến cả thế giới bàng hoàng. (Nguồn: Website Hồ sơ sự kiện Lục Tứ)

Bảo tàng Tưởng niệm Sự kiện Lục Tứ được điều hành bởi Liên minh Hồng Kông ủng hộ các Phong trào Dân chủ Yêu nước để “bảo tồn sự thật và theo đuổi chính nghĩa”. Bảo tàng lưu giữ các di vật và tư liệu văn hóa từ Sự kiện Lục Tứ, bao gồm di vật của nhiều nạn nhân, mũ nồi có lỗ đạn, thư tuyệt mệnh, các phiên bản khác nhau của giấy chứng tử do các bệnh viện và cơ quan công an cấp, và một bức ảnh chụp vỏ đạn được quân đội ĐCSTQ sử dụng ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm đó, áo phông có chữ ký của các thủ lĩnh phong trào sinh viên do các phóng viên đóng tại Quảng trường Thiên An Môn thu thập, v.v…

Theo thông tin công khai, bảo tàng này khai trương ngày 29/4/2012, từng nhiều lần chuyển địa điểm trong 10 năm qua và đã đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan, đồng thời cũng gặp phải nhiều trắc trở và quấy nhiễu. Trải qua những mưa gió thăng trầm, nỗ lực bảo tồn sự thật lịch sử của người Hồng Kông đã khiến người dân thế giới kính nể.

Từ ngày 15/4 – 15/7/2013, Bảo tàng Tưởng niệm Sự kiện Lục Tứ từng có địa điểm tại Đại học Thành phố Hồng Kông với chủ đề “yêu nước – bắt đầu từ sự thật”, nhằm mục đích để sinh viên và công chúng biết về giai đoạn lịch sử 10 năm sau Cách mạng Văn hóa đến phong trào ủng hộ dân chủ năm 1989.

Đến tháng 4/2019, khi địa điểm mới còn chưa mở cửa trở lại, thì đã bị kẻ xấu lẻn vào phá hoại, tuy nhiên, camera ghi hình của tòa nhà không hoạt động bình thường nên không thể nắm được chứng cớ để kết tội (tương tự những hoạt động phá hoại đã nhiều lần thực hiện trong các sự kiện ở Đại Lục).

“Yêu nước – bắt đầu từ sự thật”, những lời này đã chạm vào dây thần kinh nhạy cảm của ĐCSTQ. Họ sợ công chúng biết sự thật, đồng thời cũng thù ghét những người yêu nước chân chính, bởi yêu nước tất yếu sẽ không yêu đảng, đảng đang ngăn cản Trung Quốc trở nên văn minh, cởi mở và thịnh vượng thực sự. Tội ác thảm sát đẫm máu vào ngày 4/6 năm đó của ĐCSTQ đã gây chấn động mọi tầng lớp xã hội trong và ngoài nước: Sự tàn bạo của ĐCSTQ không hề thay đổi. Vì vậy, ĐCSTQ liều mạng ngăn cản mọi người hiểu sự thật, và Bảo tàng Tưởng niệm Sự kiện Lục Tứ đương nhiên trở thành cái gai trong mắt của chế độ.

Kỷ niệm ngày 4/6 lại thêm việc nhìn lại sự thật Cách mạng Văn hóa, thật khiến ĐCSTQ ăn không ngon ngủ không yên.

Ở thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, từng có một Bảo tàng Cách mạng Văn hóa, được xây dựng bởi cựu Phó thị trưởng Sán Đầu Bành Khải An. Bảo tàng nằm trong Khu thắng cảnh Tháp Viên, hơn 70 nạn nhân chết oan của Cách mạng Văn hóa đã được chôn cất trong nghĩa địa gần đó, một số bị phe nổi dậy đánh chết. Sau khi biết được điều này, ông Bành Khải An đã bắt đầu xây dựng một viện bảo tàng, hy vọng có thể tưởng niệm những người đã khuất và cảnh báo cho các thế hệ tương lai.

Ông Bành Khải An cuối cùng đã xây dựng Bảo tàng Cách mạng Văn hóa vào năm 2005 bằng cách gây quỹ từ xã hội. Trong 10 năm sau đó, chính phủ không ủng hộ hay phản đối nó. Đến năm 2016, vào một ngày nhạy cảm trước lễ kỷ niệm 50 năm Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ, Bảo tàng Cách mạng Văn hóa ở Sán Đầu đã bị bao vây che chắn lại. Các tấm bia đá và dòng chữ được dán đè lên bằng một loạt áp phích “Các giá trị xã hội chủ nghĩa cốt lõi”. Ngoài ra còn có cổng vòm, chữ khắc trên bia của các nạn nhân, các bức chạm khắc đá trưng bày lịch sử… đã bị bao phủ bởi xi măng, nhiều phòng triển lãm cũng được sử dụng cho các mục đích khác. Các yếu tố Cách mạng Văn hóa trong bảo tàng không còn tồn tại. Theo báo cáo của truyền thông Hồng Kông, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ cho rằng bảo tàng “bôi nhọ và phủ nhận lịch sử của ĐCSTQ”.

Ai đang phủ nhận lịch sử của ĐCSTQ? Chúng ta hãy nhìn vào chính báo cáo thống kê của đảng.

Cuốn “Sự thật về những chuyển động lịch sử và chính trị kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” do Văn phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đồng chủ biên, đã tiết lộ: “Tháng 5/1984, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã tiến hành một cuộc điều tra và xác minh toàn diện trong 2 năm 7 tháng. Hơn 4,2 triệu người đã bị bắt giam để tra xét; hơn 1.728.000 người chết bất thường; hơn 135.000 người bị kết án tử hình vì các tội phản cách mạng; hơn 237.000 người chết và hơn 7,03 triệu người bị tàn tật trong các cuộc giao tranh vũ trang; hơn 1.200 gia đình bị tiêu diệt hoàn toàn.”

Do dữ liệu chính thức từ ĐCSTQ có xu hướng làm giảm số người chết và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các tình tiết, nên vẫn chưa rõ số người chết thực sự trong Cách mạng Văn hóa là bao nhiêu. Ngoài ra, trong mười năm qua, một số lượng lớn các di tích lịch sử đã bị đốt cháy hoặc bị hư hại nghiêm trọng, một số lượng lớn các tinh anh văn hóa đã bị thanh trừng, thậm chí bị bức hại đến chết. Tác động tàn khốc của Cách mạng Văn hóa đối với văn hóa và đạo đức truyền thống Trung Quốc là thảm khốc và không thể vãn hồi.

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã tuyên bố phản đối “chủ nghĩa hư vô lịch sử” (xu hướng tư tưởng phủ nhận hệ thống xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của ĐCSTQ). Trên thực tế, điều mà ĐCSTQ thực sự phản đối là sự phơi bày chân thực về các nhà lãnh đạo đảng, những “anh hùng” do đảng tạo ra, cũng như sự phơi bày của bản chất và tội ác của đảng. Trong suốt 100 năm lịch sử của ĐCSTQ, đảng luôn từ chối thừa nhận sai lầm của mình, từ chối phản tỉnh, từ chối những phê bình và đề xuất từ ​​ngoại giới, chính đảng mới là kẻ đang làm nên “chủ nghĩa hư vô lịch sử”.

Trong nhiều thập kỷ, nhiều học giả ở Đại Lục và hải ngoại đã cống hiến hết mình để chỉnh lý lại lịch sử của Cách mạng Văn hóa và khôi phục rất nhiều sự thật. Trong 32 năm, ánh nến tưởng niệm sự kiện Lục Tứ chưa bao giờ bị dập tắt, ngày nay, những bức ảnh phủ bụi và những thông tin khác đang lan truyền trên Internet. Ký ức cùng lương tri đồng hành sẽ được lưu truyền mãi mãi. Sự phong bế của ĐCSTQ chỉ là giấu đầu hở đuôi mà thôi.

Điền Vân, Epoch Times
(Bài viết phản ảnh quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Xem thêm:

Điền Vân

Published by
Điền Vân

Recent Posts

Tổng thống Ukraine Zelensky muốn NATO bắn hạ tên lửa Nga

Tổng thống Ukraine Zelensky mới đây đã nói với tờ New York Times rằng, Mỹ…

1 giờ ago

Mỹ Latin nối gót Mỹ áp thuế sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc

Dòng sản phẩm thép giá rẻ của Trung Quốc tràn vào Mỹ Latinh đang gây…

2 giờ ago

Sau bỏ phiếu kín, Tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức

Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an là cái tên duy nhất…

2 giờ ago

30.000 người Đài Loan biểu tình phản đối Viện Lập pháp cân nhắc dự luật mở rộng quyền lực

Viện Lập pháp Đài Loan tiếp tục xử lý các sửa đổi luật thực hiện…

2 giờ ago

Bộ LĐ-TB&XH cảnh báo lừa đảo đưa lao động Việt Nam sang Úc làm nông nghiệp

Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa gửi công văn đến UBND…

2 giờ ago

Trung Quốc trừng phạt cựu nghị sĩ Mỹ Mike Gallagher, người ủng hộ Đài Loan

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm thứ Ba (21/5) rằng Trung Quốc đã…

2 giờ ago