TQ sửa chính sách nhận con nuôi quốc tế, trẻ bị bỏ rơi mất cơ hội đổi đời
- Từ Bằng
- •
Mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh đã trả lời câu hỏi của phóng viên rằng từ nay trở đi, Trung Quốc sẽ điều chỉnh chính sách nhận con nuôi xuyên quốc gia. Ngoại trừ những người nước ngoài đến Trung Quốc nhận con nuôi và con riêng của những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 thế hệ, trẻ em Trung Quốc sẽ không còn được gửi ra nước ngoài để làm con nuôi như trước.
Vận động viên bơi lội người Canada gốc Hoa Margaret Mac Neil (Ảnh: MAURO PIMENTE/Getty Images)
Hầu hết những đứa trẻ được người nước ngoài nhận nuôi đều bị cha mẹ bỏ rơi bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc. Phần lớn là bé gái, nhiều em mắc bệnh bẩm sinh, thậm chí là khuyết tật.
Chính sách nhận con nuôi quốc tế trước đây giúp những đứa trẻ bị bỏ rơi này có cơ hội thay đổi số phận, được người nước ngoài nhận nuôi.
Hơn nữa, người nước ngoài cũng thích đến Trung Quốc để nhận con nuôi vì thủ tục không phức tạp, thời gian chờ đợi ngắn, thường là khoảng 250 ngày và cắt đứt liên lạc với gia đình ban đầu, nên nhiều người ở châu Âu và Hoa Kỳ thích đến Trung Quốc để nhận nuôi những đứa trẻ bị bỏ rơi.
Theo số liệu thống kê liên quan, chỉ riêng người Mỹ đã nhận nuôi 70.000 trẻ em Trung Quốc trong 16 năm. Nhiều trường hợp nhận con nuôi đã diễn ra vào những năm 1990, nên số trẻ được nhận nuôi lại càng nhiều hơn.
Các ‘thiên thần’ đã đến trái đất và thay đổi cuộc đời của nhiều đứa trẻ
Từ việc bị bỏ rơi, bị đưa tới trại trẻ mồ côi, đến một gia đình xa lạ, vốn dĩ các em đã phải nhận kịch bản tệ nhất khi sinh ra, nhưng số phận của các em đã được những ‘thiên thần’ thay đổi.
Trong sự khinh thường của nhiều người, những trẻ em được gia đình nước ngoài nhận nuôi sẽ sống ở gia đình nước ngoài từ nhỏ và hòa nhập hoàn toàn với gia đình đó. Có thể nói, các em có khả năng thích nghi với cuộc sống ở nước ngoài tốt hơn nhiều người đã làm việc chăm chỉ để nhập cư. Vì có thể phải mất 2 hoặc 3 thế hệ để những người nhập cư bình thường hòa nhập vào xã hội địa phương. Nhưng những đứa trẻ được người nước ngoài nhận nuôi có thể làm được điều đó chỉ trong một bước.
Nhiều người trong số những trẻ được nhận nuôi này, đã được nuôi dạy để trở thành những người xuất sắc.
Sự kỳ diệu của số phận sau những thăng trầm của cuộc đời
Sau trận chung kết 100m bơi bướm nữ tại Thế vận hội Tokyo 2021, mạng xã hội Trung Quốc đã nổ ra một cuộc thảo luận sôi nổi. Cùng ngày, vận động viên người Canada gốc Hoa Margaret Mac Neil đã đánh bại đối thủ Trung Quốc Trương Vũ Phi (Zhang Yufei), và thành công giành tấm huy chương vàng với thời gian 55,59 giây.
Nhưng nhà vô địch này từng là một đứa trẻ mồ côi đến từ Giang Tây.
Một ví dụ khác là tại Giải vô địch thể dục dụng cụ thế giới năm 2023, Li Na đã giành được huy chương vàng toàn năng nữ với lợi thế rất lớn, đồng thời giành được huy chương vàng bài tập xà thăng bằng và bài tập tự do. Li Na, người đã trở thành nhà vô địch thế giới, cũng là một bé sơ sinh bị bỏ rơi ở Trung Quốc
Đây đều là những đứa trẻ bị bỏ rơi ở Trung Quốc tham gia các cuộc thi thể thao. Nhưng còn nhiều người khác có thể không tham gia thể thao, nhưng cuộc sống của các em đã thực sự thay đổi đáng kể. Thậm chí còn tốt hơn một số người sinh ra đã ngậm thìa vàng trong miệng.
18 năm trước, một em bé bị bỏ rơi ở Hồ Nam được người giàu nhất nước Mỹ, ông Jeff Bezos của Amazon nhận nuôi. Người này từ chỗ không có gì, đến việc nhận được khoản trợ cấp 200.000 USD mỗi tháng, thậm chí cũng có thể được thừa kế tài sản hàng chục tỷ USD.
Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos và gia đình (Ảnh: Todd Williamson/Getty Images)
Tân Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof có 2 cô con gái người Trung Quốc, cũng được nhận nuôi từ các tổ chức phúc lợi Trung Quốc. Hai đứa trẻ bị bỏ rơi bỗng nhiên biến thành ‘phượng hoàng’ và trở thành con gái của thủ tướng một nước.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cũng nhận nuôi 3 em bé Trung Quốc bị bỏ rơi.
Ngày 8/9/2018, đương kim Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson và gia đình (Ảnh: Anders Wiklund /AFP qua Getty Images)
Liệu cha mẹ bỏ rơi các em có chạy đến nhận người thân nếu phát hiện ra?
Chúng ta có thể biết được niềm hạnh phúc và thành công của những người này vì họ là người của công chúng. Có hàng ngàn trẻ sơ sinh Trung Quốc bị bỏ rơi đang sống cuộc sống hạnh phúc ở các nước Âu Mỹ. Chỉ là họ không phải là người của công chúng và không được thế giới biết đến.
Những người nước ngoài này nhận nuôi trẻ mồ côi không phải vì miễn phí, mà thường phải trả hàng chục ngàn đô la. Vì vậy, có rất nhiều người vui vẻ làm việc này, nhưng không biết tiền cuối cùng sẽ rơi vào túi ai.
Mặc dù một số người kiếm tiền từ việc này, nhưng ít nhất nó cũng mở ra cánh cửa hy vọng cho số phận của những đứa trẻ mồ côi này, cho họ một cơ hội đổi đời.
Nhưng hiện giờ, thật đáng tiếc, cánh cửa này đã bị đóng lại, ánh sáng không thể lọt vào, những “thiên thần” cũng không thể đến với những đứa trẻ này.
Nhiều người trong phần bình luận hoan nghênh điều này, và cho rằng người nước ngoài nhận nuôi trẻ em Trung Quốc với mục đích nghiên cứu gen Trung Quốc, và đào tạo điệp viên chìm.
Tại sao người Mỹ có thể nuôi được nhiều người như vậy? Tỷ lệ hỗ trợ lao động của họ là 4,8, nghĩa là một người có thể nuôi gần 5 người. Nếu một cặp vợ chồng đi làm thì nuôi 10 đứa con cũng không phải là vấn đề lớn.
Tỷ lệ hỗ trợ lao động của Trung Quốc chỉ là 1,1, khiến việc nuôi dạy con cái trở nên quá khó khăn, nhiều bậc cha mẹ sẽ bỏ rơi con mình một cách tàn nhẫn.
Một điều nữa là, hầu hết những đứa trẻ được nhận làm con nuôi đều là con gái. Điều này đã khiến nhiều người “từ bụng ta suy ra bụng người”, tung tin đồn rằng chúng được nhận làm con nuôi vì mục đích khiêu dâm.
Logic của hiện tượng này rất đơn giản, vì trọng nam khinh nữ, nên hầu hết những đứa trẻ bị bỏ rơi đều là con gái. Vì vậy, người nước ngoài chỉ có thể nhận con gái làm con nuôi.
Trước đây, những đứa trẻ bị bỏ rơi là gánh nặng cho xã hội. Giờ đây, có kênh kiếm tiền từ người nước ngoài nhận nuôi, cũng có thể đổi ngoại tệ cho Trung Quốc.
Hiện tại con đường này đã bị đóng, có thể do tỷ lệ sinh không đủ, hoặc có thể do tiến bộ công nghệ đã mang lại cho con người những giá trị mới.
Những người con nuôi này sống càng tốt thì độ tương phản càng lớn, có thể khiến một số người cảm thấy mất mặt. Tóm lại, con đường này hiện tại đã đứt đoạn, hy vọng những đứa trẻ bị bỏ rơi vẫn có thể được chăm sóc tốt ở Trung Quốc.
Từ khóa con nuôi Xã hội Trung Quốc Nhận con nuôi