Categories: Xã luậnBlog

Trung Quốc đang tiến đến cuộc khủng hoảng nhân khẩu

Sau khi bị trì hoãn một tháng, kết quả cuộc điều tra dân số lần thứ bảy của Trung Quốc cuối cùng cũng được công bố tuần trước. Dù không đưa ra lý do cụ thể nào cho sự chậm trễ, nhưng nó được cho rằng có liên quan tới việc chính quyền Trung Quốc lo ngại về tác động chính trị tiêu cực của kết quả điều tra. Nhiều nhà quan sát đã suy đoán rằng dữ liệu đã bị ngụy tạo trước khi công bố.

Nhưng nếu chính phủ Trung Quốc có sửa đổi kết quả, họ cũng không có khả năng che đậy hoàn toàn tình trạng nhân khẩu đáng báo động của Trung Quốc. Theo kết quả điều tra, tổng số dân của cả nước năm 2020 là 1,41 tỷ – tăng 5,4% so với năm 2010, với mức tăng trung bình hàng năm 0,53%, thấp hơn 0,04 điểm phần trăm so với mức trung bình thập kỷ trước. 

Theo Báo cáo Danh tính Quốc gia năm 2020 do Bộ Công an công bố, năm ngoái ở Trung Quốc có 10.035 trẻ sơ sinh được đăng ký.  Trái lại, Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc ghi nhận 17,86 triệu ca sinh năm 2016. Điều rõ ràng từ những dữ liệu này là tỷ lệ sinh sản của Trung Quốc đã giảm mạnh trong những năm gần đây.

Dù không có chuẩn đặt định nào cho việc một quốc gia phải có một lượng dân số lớn đến đâu, nhưng có nhiều thanh niên hơn người già sẽ có lợi cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Vì Trung Quốc đi theo bước chân của các nước phát triển, tỷ lệ sinh hiện nay không đủ để bù đắp cho dân số già. Trung Quốc đã tiến vào giai đoạn “già hoá vừa phải”. 

Vấn đề là, số cư dân già hoá này chưa có được sự giàu có tương ứng. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc mới đạt tới 10.000 đôla. Điều này không chỉ khiến Trung Quốc thua xa các nước phát triển, mà còn có nghĩa là Trung Quốc đã tụt lại sau một số nước có dân số trẻ hơn. Kết quả là, trong những năm gần đây, ngày càng nhiều người dân trong nước đã kêu gọi chính phủ gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế sinh sản.

Cho tới năm 2016, chính phủ Trung Quốc không hoàn toàn cho phép công dân có con thứ hai. Trước năm 2016, chính sách một con nghiêm ngặt đã được triển khai trong gần 40 năm. Trong khi không rõ là chính sách một con có thúc đẩy được những mục tiêu về phát triển kinh tế và xã hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc hay không, nhưng không nghi ngờ gì là việc thực hiện nghiêm khắc chính sách này đã dẫn đến vô số vi phạm nhân quyền và  thảm kịch nhân đạo.

Khi Trung Quốc thực hiện chính sách một con năm 1978, Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã tuyên bố trong một bức thư ngỏ, “Trong 30 năm, khi tình trạng tăng trưởng dân số cực kỳ căng thẳng này giảm bớt, có thể sẽ áp dụng một chính sách dân số khác.” 

Vì sao chính phủ Trung Quốc không thực hiện lời hứa của họ, và gỡ bỏ hạn chế sinh một con sau 30 năm vào năm 2008? Sự trì trệ trong đường lối có thể là một nguyên nhân, nhưng quan trọng hơn là hai cân nhắc chính trị. Một mục tiêu của ĐCSTQ là xoá đói giảm nghèo thông qua kiểm soát dân số và mục tiêu khác là mối lo ngại của ĐCSTQ về việc dân số các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, đặc biệt là dân số Duy Ngô Nhĩ, tăng quá nhanh.

Chính phủ Trung Quốc cần sử dụng “nghèo đói” như một cái cớ để hợp pháp hóa việc tiếp tục chính sách một con tàn bạo của họ. Niềm tin này không chỉ duy nhất Tập Cận Bình theo đuổi. Từ Đặng Tiểu Bình tới Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, mỗi lãnh tụ Trung Quốc đều có cùng niềm tin và tin rằng động lực dẫn dắt cải cách của Trung Quốc là xoá đói giảm nghèo. Điều  khác biệt duy nhất là ông Tập triển khai một khung thời gian rõ ràng để xoá đói giảm nghèo trên cơ sở công việc của những người tiền nhiệm.

Tập Cận Bình rõ ràng lo lắng việc nới lỏng hoàn toàn chính sách kế hoạch hoá gia đình sẽ tác động tới khả năng đạt mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc vào năm 2021, mà thậm chí khiến người dân tái nghèo. Hơn nữa, việc xoá đói giảm nghèo toàn diện sẽ tác động to lớn đến khả năng củng cố sự thống trị và quyền lực của ông ta.

Chính phủ Trung Quốc cũng lo ngại rằng việc xóa bỏ hoàn toàn các hạn chế sinh sản sẽ khiến dân số các dân tộc thiểu số tăng nhanh, do đó làm thay đổi thành phần dân tộc hiện hữu của đất nước và “đe dọa” sự ổn định và an ninh của xã hội Trung Quốc – tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến rạn nứt trong nước. 

Các sắc dân thiểu số Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn người Hán. Theo điều tra dân số năm 2020, người Hán chiếm 91,11% dân số, trong khi các dân tộc thiểu số chiếm 8,89%, với tỷ lệ các dân tộc thiểu số tăng khoảng 0,4 điểm phần trăm. So với năm 2010, dân số người Hán tăng 4,93%, trong khi dân số các dân tộc thiểu số tăng khoảng 10,26%. 

Chính sách một con của Trung Quốc chủ yếu nhằm vào nhóm dân tộc đa số: người Hán. Các dân tộc thiểu số được phép có con thứ hai và các nhóm có dân số rất ít được phép có nhiều con hơn. Hiện tượng sinh nhiều con rất phổ biến trong một số dân tộc thiểu số. Và kết quả là nhiều sắc dân phát triển nhanh hơn người Hán, như được phản ánh bởi dữ liệu cuộc điều tra dân số.

Đối với nhiều người Trung Quốc, khi chi phí nuôi dạy con tăng vọt, việc mong muốn có nhiều con của họ ở mức thấp, kể cả không có hạn chế sinh đẻ. Không nhiều người Hán muốn có con thứ ba hoặc thậm chí là con thứ hai. 

Tuy nhiên, các nhóm dân tộc thiểu số với quan điểm tôn giáo và thực tiễn sinh sản khác biệt, như người Duy Ngô Nhĩ, có thể sẵn lòng sinh nhiều con hơn. Vì thế, dù không đặt ra hạn chế nào với số con một gia đình có thể có, không chắc cư dân Hán muốn tăng đáng kể tỷ lệ sinh đẻ của họ (họ vẫn có một tỷ suất sinh tương đối thấp) trong khi các dân tộc thiểu số vẫn duy trì một tỷ suất sinh cao. 

Đối với chiến lược của ĐCSTQ,  điều này tạo thành một mối đe dọa cho sự thống nhất quốc gia Trung Quốc. 

Để đối phó ĐCSTQ áp dụng hai biện pháp. Thứ nhất, họ không dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế sinh sản, vì thế không cho phép các thành viên các nhóm thiểu số “ly khai” sinh con không hạn chế. Thứ hai, ĐCSTQ thi hành chiến thuật triệt sản tàn bạo tại Tân Cương, đặc biệt nhằm vào phụ nữ Hồi giáo. Bằng cách này, ĐCSTQ âm mưu thay đổi nhân khẩu học để tác động lên dân số trong nhiều thế hệ. Tỷ suất sinh tại Tân Cương (nằm ở phía tây bắc Trung Quốc) trong những năm gần đây đã giảm mạnh, do việc bắt buộc sử dụng các phương pháp kiểm soát sinh sản xâm lấn tăng lên.

Những chính sách và thực tiễn tàn bạo này là một phần mưu toan liên tục của chính phủ Trung Quốc để triệt dần cư dân Duy Ngô Nhĩ và cư dân Hồi giáo. Thực tế khủng khiếp này, được phản ánh trong kết quả điều tra dân số Trung Quốc năm 2020, đáng được chính phủ Mỹ, cộng đồng quốc tế, truyền thông dòng chính và bất cứ ai quan tâm đến nhân quyền, chú ý hơn nữa.

Jian Yang
Nhà sáng lập và chủ tịch tổ chức Sáng kiến Quyền lực công dân cho Trung Quốc

Ngân Hà dịch

Xem thêm:

Jian Yang

Published by
Jian Yang

Recent Posts

Hãy khám bác sĩ ngay nếu có 5 tình trạng này ở bàn chân

Hoàng Hiên là một chuyên gia chăm sóc lồng ngực đã chia sẻ rằng, bạn…

49 phút ago

Bé 5 tuổi bị lằn tím lưng: 3 cô giáo phụ trách lớp không biết lý do

Một bé gái 5 tuổi sau buổi học tại Trường Mầm non An Dương (quận…

1 giờ ago

Đại diện cấp cao EU Josep Borrell: EU sẽ không công nhận Đài Loan

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell cho biết EU…

4 giờ ago

Bé gái 18 tháng tuổi khỏi bệnh điếc nhờ công nghệ gen mới

Sau khi điều trị bằng liệu pháp gen, bé gái bị điếc bẩm sinh đã…

4 giờ ago

Hơn 100 khinh khí cầu của ĐCSTQ đi vào eo biển Đài Loan vài tháng qua

Đài Loan đã phát hiện hơn 100 khinh khí cầu ĐCSTQ bay trên bầu trời…

6 giờ ago

Người Trung Quốc vượt biên vào Mỹ tăng kỷ lục: Đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia

Tình trạng người Trung Quốc vượt biên trái phép vào Mỹ đang tăng kỷ lục…

7 giờ ago