3 loại nhựa nguy hiểm bạn nên thay thế dần để bảo vệ gia đình

Nhựa có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta. Những tác động nguy hiểm của nhựa đối với sức khỏe ai cũng biết nhưng lại không có cách nào để loại bỏ chúng hoàn toàn. Nếu bạn đã dần có ý thức thay thế túi ni lông bằng túi giấy, hãy thử bước tiếp theo với những đồ dùng dưới đây.

#3 PVC (polyvinyl clorua): Loại nhựa này được sử dụng để làm đồ chơi trẻ em, rèm tắm, sàn vinyl và giấy dán tường. Để làm cho nhựa PVC được mềm và dẻo, phthalates là thành phần chủ chốt được thêm vào trong quá trình sản xuất. Phthalates sẽ khiến chất độc từ nhựa len lỏi vào cơ thể con người, sinh ra nhiều vấn đề sức khỏe như rối loạn nội tiết tố, rối loạn sinh sản, thậm chí là ung thư gan.

(Ảnh: Pixabay)

Để tránh nhựa số #3, bạn hãy chọn các loại vải tự nhiên như cotton hữu cơ, vải lanh, cây gai dầu để làm rèm cửa. Không cho trẻ em ngậm vòng bọc răng bằng nhựa và không bảo quản thức ăn bằng bọc nhựa.

#6 PS (polystyrene): Nghe tên thì lạ vậy, nhưng nếu dùng từ “Xốp” bạn sẽ thấy quen thuộc hơn nhiều đúng không? Polystyrene được làm bằng các sản phẩm phụ từ dầu mỏ. Hộp đựng thức ăn xốp, khay thịt, dao kéo nhựa và nhiều thứ khác chính là ứng dụng của loại nhựa này. Tái chế nhựa polystyrene rất khó khăn vì nó rất nhẹ. Còn nếu tẩu tán chúng xuống biển thì lại gây ô nhiễm nặng nề. Polystyrene thường được dùng để lọc styrene, một chất độc thần kinh sẽ khiến bạn bị vô sinh và ung thư. 

Không nên đựng thức ăn trong hộp xốp. (Ảnh: Shutterstock)

Để tránh nhựa số #6, bạn không nên bảo quản thực phẩm trong thùng xốp (đặc biệt là các thực phẩm béo như thịt và phô mai, vì chúng có khả năng hấp thụ hóa chất cao hơn), hãy chuẩn bị đồ đựng bằng thủy tinh để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.

#7 PC (polycarbonate): Loại nhựa này bao gồm tất cả các loại nhựa kể trên nhưng phổ biến nhất là polycarbonate có thêm bisphenol A (BPA). Hộp đựng thức ăn, bình sữa trẻ em và chai nước là ứng dụng quen thuộc nhất của loại nhựa này (có thể tái chế được). Với khả năng chịu được nhiệt độ cao nên nhựa PC được dùng làm bình, chai, nắp chứa thực phẩm cần tiệt trùng. Khi được làm nóng hoặc rửa bằng chất tẩy mạnh, nhựa PC sẽ bị phá vỡ kết cấu và sinh ra BPA. BPA có liên quan đến các tổn thương hóc môn như hệ thống sinh sản, dậy thì sớm, béo phì, ung thư.

(Ảnh: Shutterstock)

Để tránh nhựa số #7, bạn hãy dùng hộp đựng thực phẩm bằng thủy tinh thay vì hộp nhựa. Nếu bạn quen dùng hộp nhựa thì phải rửa bằng tay chứ không được cho vào máy rửa bát tự động. Bạn cũng không nên bảo quản chất béo trong đó.

Minh Minh

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng bị khởi tố

Sai phạm của ông Phạm Bé xảy ra trong thời gian ông làm Giám đốc…

2 giờ ago

Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt giam

Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, có sai…

3 giờ ago

Sau NYT và RFA, Wall Street Journal tuyên bố rút khỏi Hồng Kông

Ngày 2/5, trước Ngày Tự do Báo chí Thế giới, tờ báo Wall Street Journal…

4 giờ ago

Bức xạ hạt nhân ở Nga làm người dân TQ giáp biên giới hoảng loạn

Một "nguồn phóng xạ" được phát hiện tại Khabarovsk của Nga, gần Trung Quốc, giá…

5 giờ ago

Vụ ngộ độc sau ăn bánh mì: Tổng cộng đã có 529 ca, 2 trẻ tiên lượng nặng

Liên quan vụ ngộ độc tập thể sau khi ăn bánh mì tại Đồng Nai,…

5 giờ ago

Cửa hàng hoa, dịch vụ cưới hỏi cháy trong đêm, bé 12 tuổi tử vong

Cửa hàng hoa bị cháy, hệ thống điện trong nhà tự ngắt khiến cửa cuốn…

6 giờ ago