Khi tôi đang còn học năm thứ hai trường nữ hộ sinh, một ngày nọ, vị giáo sư già cho chúng tôi làm bài kiểm tra. Việc đầu tiên của tôi là lướt mắt qua toàn bộ các câu hỏi. Không có câu nào quá khó, vì tôi vốn là cô học trò thông minh! Duy chỉ có câu hỏi cuối cùng làm tôi bật ngửa người: Chị hãy cho biết tên của bà lao công trong trường ta?

Trời đất ạ! Bà lao công thì có liên quan gì tới chuyện đỡ đẻ và chăm sóc sản phụ kia chứ? Ngày nào tôi chẳng gặp bà. Bà ấy già lắm rồi, chẳng biết là 60 hay đã 70 tuổi. Mặt nhăn nheo, dáng vẻ khắc khổ, bà hầu như không bao giờ nói tiếng nào, suốt ngày chỉ cắm cúi cầm giẻ, cầm chổi lau nhà. Nhiều khi cả bọn chúng tôi vừa bô bô tán chuyện vừa đi trên hành lang, không thèm tránh lối cho bà lão đang còng lưng lau sàn nhà. Trông bà lão vội vàng né sang một bên, có lúc lòng tôi cũng cảm thấy hơi nao nao.

Một lần nọ, mải chạy, một cô bạn tôi vấp té đánh đổ bịch sữa đang uống dở ra sàn. Bà lão tội nghiệp vội lắp bắp: “Các cô để đấy cho già. Các cô vội, cứ làm việc của mình đi. Đây là việc của già mà!”.

(Ảnh minh họa/Shutterstock)

Chỉ có thế thôi thì làm sao tôi biết họ và tên của bà? Mà có biết cũng chẳng để làm gì. Bà ấy chẳng qua chỉ như cái bóng âm thầm bên lề cuộc sống sôi động đang cuốn hút lũ sinh viên ồn ào chúng tôi. Tôi quyết định để trống câu trả lời. Cũng không có gì là quan trọng. Miễn tôi trả lời xuất sắc những câu hỏi liên quan tới chuyên môn là được.

Vài ngày sau, vị giáo sư trả lại bài kiểm tra. Ông chậm rãi nói:

“Đa số các em đều viết được. Nhưng tôi lo ngại rằng nếu cứ cái đà này khi tốt nghiệp lớp ta sẽ cho ra trường toàn là những… người máy. Đó sẽ là một thảm họa!”

Phía dưới, lũ học trò chúng tôi lao xao, không hiểu thầy muốn nói gì.

“Nghề của các em là chăm sóc, giúp đỡ những người phụ nữ trong những giờ phút đau đớn nhất và cũng là hạnh phúc nhất trong đời. Các em là thiên thần hộ mệnh cho những sinh linh mới. Nỗi đau của họ cũng phải là nỗi đau của chính các em

Nghề nghiệp của các em cần những con người nhạy cảm, biết quan tâm, nâng đỡ số phận của mọi người, dù họ là mệnh phụ phu nhân, một ngôi sao hay chỉ là một bà quét rác. Một bà lão cần mẫn phục vụ các em năm này qua năm khác mà các em cũng không thèm biết tên, không biết hoàn cảnh của bà ấy là một điều đáng để các em cần suy nghĩ. Vì thế, thầy cho rằng toàn bộ số bài kiểm tra của lớp ta đều không đạt yêu cầu”.

Một bài học nhớ đời đối với tôi! Sau này, tôi dò hỏi và biết được tên của bà lão là Dorothy. Bà đã làm việc ở đây gần nửa thế kỷ, từ lúc còn con gái. Hai người con trai của bà đã hy sinh trong chiến tranh. Bà ấy có quyền nghỉ hưu nhưng vẫn xin ở lại làm việc không lương.

Trong cuộc sống ngày càng tất bật, hãy dành cho một một ít thời gian để quan tâm đến những người xung quanh, đừng biến mình thành người máy các bạn nhé!

(Sưu tầm)

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Trung Quốc tăng cường xuất khẩu sang các nước châu Á

Các nhà kinh tế tại Nomura Holdings Inc. cho biết, xuất khẩu của Trung Quốc…

2 giờ ago

Hà Nội sẽ phát cho mỗi hộ dân một lá cờ

Nhằm ngày kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (1954-2024), Chủ tịch TP.…

2 giờ ago

Cảnh sát tân binh bất ngờ hội ngộ ân nhân từng cứu anh khi còn nhỏ

Tuy chỉ vừa đến nhận nhiệm vụ hôm nay nhưng cảnh sát tân binh Hegedus-Stewart…

2 giờ ago

Khảo sát: Niềm tin của doanh nghiệp châu Âu vào kinh tế TQ tiếp tục giảm

Tỷ lệ các công ty châu Âu coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư…

3 giờ ago

Một trưởng phòng cảnh sát ở Bình Phước say xỉn gây chết người

Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an…

4 giờ ago

Nội các chiến tranh Israel phê chuẩn mở rộng chiến dịch Rafah

Một "sự mở rộng có đo lường" hoạt động của Israel tại thành phố đông…

4 giờ ago