Chính phủ Nhật đã làm gì sau khi xảy ra sự cố ATTP ở trường học?

Mới đây, nhà ăn của một trường học ở Trung Quốc bị phát hiện cung cấp thức ăn ôi thiu, sử dụng nguyên liệu quá hạn, biến chất, khiến cho nhiều học sinh bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, đại tiện ra máu… gây bức xúc cho toàn xã hội.

Sau khi sự việc xảy ra, vào ngày 11/3, phụ huynh của hàng trăm em học sinh ở thành phố Thành Đô đã xuống đường thỉnh nguyện, biểu tình mong chính quyền cho điều tra sự việc này, nhưng sự kháng nghị của phụ huynh lại bị xem là “gây rối trật tự xã hội nghiêm trọng”, bị cảnh sát xua đuổi bằng cách sử dụng hơi cay, có những phụ huynh còn bị bắt và đánh đập.

Hàng trăm phụ huynh Trung Quốc đến trường kháng nghị vì nhà trường dùng thực phẩm quá hạn, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc để chế biến bữa ăn cho học sinh. (Ảnh từ internet)

Vào ngày 17/3, hàng chục người Mỹ gốc Hoa tập trung trước Thư viện Flushing ở New York để biểu tình, phản đối chính quyền cấu kết với quan thương, bóp méo sự thật, không trừng phạt kẻ có trách nhiệm, mà tiếp tục lấp liếm, lừa dối và đàn áp người dân.

Sự cố an toàn thực phẩm trong trường học xảy ra ở Nhật và cách xử lý của chính phủ

Vào năm 1996, tại thành phố Sakai ở Nhật Bản đã xảy ra một sự cố an toàn thực phẩm trường học, nguyên nhân là thiết bị ở trường đã quá cũ, không thể đảm bảo vệ sinh thực phẩm, kết quả dẫn đến việc các em học sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột sau khi ăn, cuối cùng khiến cho 9523 học sinh bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 3 em tử vong.

Sau sự việc bi kịch này, thành phố Sakai bị ngừng cung cấp thức ăn cho trường học trong một khoảng thời gian. Vài tháng sau, thị trưởng đã ra thông báo “Tuyên ngôn an toàn”.

Năm 1997, chính phủ Nhật bản đã ban hành “Tiêu chuẩn quản lý vệ sinh thực phẩm trường học” cũng như liên tục sửa đổi và hoàn thiện. Bên cạnh đó, các nơi dựa theo tiêu chuẩn này cũng đã thiết lập một loạt các quy tắc về vệ sinh thực phẩm, khái quát bằng những điều sau:

Thứ nhất, bắt đầu từ nguyên liệu, các loại thực phẩm phải được bảo quản riêng và rửa sạch sẽ; nơi chế biến phải có trang phục làm việc cố định, trước khi vào nơi chế biến phải thực hiện khử trùng.

Thứ hai, nguyên liệu phải được nhập từ nhiều công ty, không được mua từ các siêu thị bình thường. Bữa trưa dinh dưỡng không được dùng thực phẩm đông lạnh, tất cả thực phẩm đều phải làm nóng ở nhiệt độ trên 75 độ C trở lên trong khoảng thời gian trên 1 phút. Thời gian từ lúc nấu xong cho đến lúc học sinh ăn không được quá 2 giờ đồng hồ. Mỗi bữa trưa đều phải giữ lại mẫu và bảo quản ở nhiệt độ  – 20 độ C trong vòng 2 tuần để kiểm tra.

Thứ ba, phòng y tế của trường học mỗi 3 tháng đều phải thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh nhà ăn của trường. Cơ quan y tế địa phương phải thực hiện kiểm tra nhà ăn và món ăn của nhà trường 2-3 lần mỗi năm. Bộ Giáo dục cũng phải tiến hành kiểm tra định kỳ.

Ở Nhật Bản, học sinh và giáo viên cùng ăn trong lớp học. (Ảnh: Youtube)

Chính phủ Nhật Bản còn có “đòn sát thủ” nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh

Ngoài ba điều trên, để phụ huynh hoàn toàn yên tâm, họ còn có “đòn sát thủ”  nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh, đó chính là “chế độ hiệu trưởng ăn thử”. Chế độ này quy định, 1 giờ đồng hồ trước giờ ăn trưa của học sinh, hiệu trưởng buộc phải ăn thử bữa trưa trong văn phòng trước mặt các giáo viên. Sau khi hiệu trưởng ăn mà không có vấn đề gì thì nhà ăn mới được thông báo bắt đầu bữa ăn. Nếu có người bỏ độc vào bữa trưa của học sinh hoặc thức ăn bị biến chất thì hiệu trưởng sẽ là người đầu tiên bị ngộ độc.

Tương lai của một Trung Quốc “nơi đâu cũng có độc” rồi sẽ đi về đâu?

Chính phủ Trung Quốc luôn tuyên truyền rằng trẻ em là tương lai của quốc gia, giáo dục là kế hoạch lớn trăm năm. Nhưng thực tế là trẻ em Trung Quốc từ khi ra đời đã phải uống sữa có độc, tiêm vắc xin quá hạn, ăn thực phẩm quá hạn và bữa trưa ôi thiu ở trường học v.v… Thử hỏi tương lai của một Trung Quốc “nơi đâu cũng có độc” sẽ đi về đâu?

Theo Secret China
Minh Ngọc

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc của Ngoại trưởng Hoa Kỳ…

47 phút ago

Tucker Carlson phỏng vấn triết gia bảo thủ người Nga Aleksandr Dugin

Nhà báo Mỹ Tucker Carlson vừa công bố cuộc phỏng vấn dài 20 phút với…

47 phút ago

OpenAI bị khởi kiện tại châu Âu

Hôm 29/4 vừa qua, tổ chức bảo vệ dữ liệu châu Âu NOYB, cùng với…

1 giờ ago

Tổng thư ký NATO: Chưa quá muộn để giúp Ukraine chiến thắng trước Nga

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng Ukraine vẫn còn cơ hội chiến thắng…

1 giờ ago

Ông Donald Trump gặp riêng thống đốc DeSantis

Cựu tổng thống Donald Trump đã có cuộc gặp riêng với ông DeSantis cuối tuần…

1 giờ ago

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng 1 lần

Theo quy định mới vừa được Phó Thủ tướng ký ban hành, thời gian điều…

3 giờ ago