Chuyên gia: Thay vì nói “không”, bạn hãy nói thế này với sếp
- Trúc Nhi
- •
Khi cần từ chối yêu cầu của sếp, việc trả lời một cách tế nhị và chuyên nghiệp là mấu chốt để duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Do đó, thay vì trực tiếp nói “không”, bạn có thể trả lời lại bằng cách này.
Khi sếp giao cho bạn một công việc mới, việc nên chấp nhận hay từ chối khiến bạn rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu nhận thêm việc thì thời gian và khả năng của bạn không cho phép, và việc quá “ngoan ngoãn” thì lại dẫn đến “quá tải” trong công việc. Nhưng nếu bạn không chấp nhận lời đề nghị, trực tiếp từ chối có thể khiến sếp tức giận, điều này có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn trong tương lai. Phải làm sao trong thế bí này đây? Về vấn đề này, một số chuyên gia đã đưa ra giải pháp đáng để bạn tham khảo.
Theo báo cáo trên trang web CNBC, Brandon Smith, một huấn luyện viên và nhà trị liệu nghề nghiệp nổi tiếng người Mỹ, cho rằng nếu sếp thường giao cho bạn những nhiệm vụ mà bạn khó có thể đảm nhận thì thỉnh thoảng bạn vẫn có thể nói “không”. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng thuận lợi, mấu chốt là ở chỗ bạn làm sao để từ chối yêu cầu một cách khéo léo, bởi nếu bạn trực tiếp từ chối lời đề nghị thẳng thắn có thể ảnh hướng đến đánh giá công việc của bạn sau này.
Ông Smith nói: “Bạn luôn muốn đối xử với sếp như khách hàng hoặc khách hàng số một của mình.
Ông khuyên mọi người không nên từ chối sếp bằng cách nói “không” thẳng thừng mà hãy nhượng bộ sếp trong khi “thiết lập các ranh giới” bằng cách trả lời “Có, và …”, nghĩa là trước tiên bạn cho biết là bạn sẵn sàng đảm nhận công việc này, sau đó nói thêm rằng bạn không thể hoàn thành công việc đó ngay lập tức.
Ví dụ, bạn có thể nói với sếp của mình: “Vâng, tôi có thể làm việc này trong vài tuần nữa.”
Nếu sếp yêu cầu bạn hoàn thành công việc sớm hơn, lúc này bạn có thể cho sếp biết bạn còn công việc khác quan trọng hơn và mong muốn sếp ưu tiên những nhiệm vụ đó và xem xét việc nào nên làm trước.
Bằng cách này, bạn vừa thể hiện khả năng đánh giá và quản lý công việc của mình, vừa cho sếp biết rằng bây giờ không phải là thời điểm tốt nhất để giao thêm công việc cho bạn.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt là bạn cần trung thực, bạn không thể từ chối vì bạn lười biếng, bạn chỉ nên từ chối nhiệm vụ của sếp trong các trường hợp như: Khi quỹ thời gian của bản thân quá hạn hẹp; công việc nằm ngoài khả năng của bản thân; không thể phát triển bản thân và tập thể; có kế hoạch mới tốt hơn…
Xét cho cùng, sếp là người kiểm soát một phần tiền lương của bạn, cách trên chỉ áp dụng khi nó khiến bạn bị cản trở trong công việc mà thôi. Còn không thì hãy vô tư cống hiến khả năng của mình, bởi những nỗ lực này không chỉ mang lại lợi ích cho công ty mà nó sẽ còn đặt nền móng cho sự phát triển kỹ năng trong tương lai của bạn.
Trúc Nhi t/h
Từ khóa giao tiếp nhân viên làm việc sếp