Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn để đèn sáng đi ngủ?

Có rất nhiều người để đèn sáng khi đi ngủ vì sợ bóng tối, sợ “quái vật trong tủ quần áo”, sợ “ma”… Thế nhưng chính nguồn sáng tưởng như an toàn này lại mang đến rất nhiều tai hại cho sức khỏe.

1. Gây hại cho sức khỏe sinh sản

(Ảnh: 溢 徐 / Pixabay)

Một nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. Thí nghiệm tiến hành trên chuột cái cho thấy những con chuột ngủ với ánh sáng đèn vào ban đêm có nhiều khả năng bị vô sinh hơn. Người ta cũng tin rằng nhịp sinh học (đồng hồ bên trong cơ thể) có ảnh hưởng đến thời điểm sinh sản ở phụ nữ. 

Một nghiên cứu khác theo dõi các y tá làm việc ca đêm (phải tiếp xúc với ánh sáng) cho thấy chu kỳ kinh nguyệt của họ đều bị gián đoạn.

2. Gây ra các vấn đề liên quan đến tim

(Ảnh: Shutterstock)

Melatonin không chỉ làm giảm nhiệt độ cơ thể mà còn cả huyết áp. Khi bạn tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm, quá trình sản xuất melatonin trong cơ thể sẽ bị ức chế. Kết quả là huyết áp của bạn tăng lên. Về lâu dài bạn sẽ bị tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

3. Bạn có thể tăng cân

(Ảnh: Shutterstock)

Tiếp xúc với nhiều ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể là nguyên nhân làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn. Ngoài ra, giấc ngủ và nhịp sinh học bị gián đoạn sẽ góp phần làm bạn bị béo phì. Một nghiên cứu theo dõi hơn 43.000 phụ nữ cho thấy những người ngủ khi TV vẫn bật sẽ bị tăng cân. Dù chất lượng và thời lượng giấc ngủ của họ thế nào thì kết quả cũng như nhau.

4. Gây ra thay đổi nội tiết tố

Ảnh: Shutterstock)

Các nguồn sáng từ điện thoại thông minh, TV hoặc máy tính đều góp phần làm thiếu hụt melatonin và làm gián đoạn các quá trình sinh học. Giấc ngủ bị gián đoạn sẽ làm tăng hormone lão hóa và giảm chất chống lão hóa.

5. Bạn có thể bị trầm cảm

(Ảnh: Shutterstock)

Một nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm sẽ làm con người tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, sự gián đoạn nhịp sinh học có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm đã có. Có một điều thú vị là chúng ta ít nhạy cảm hơn với các bước sóng màu đỏ nên ánh sáng đỏ sẽ ít gây hại hơn. Thậm trí ánh sáng đỏ còn được dùng để điều trị hiện tượng mệt mỏi, đau khổ.

Minh Minh (Theo Bright Side)

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Bà von der Leyen: EU không loại trừ việc cấm TikTok

Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen cho biết EU “không loại trừ”…

55 phút ago

Facebook bị cáo buộc trở thành nguồn thông tin sai lệch về bầu cử Nghị viện châu Âu

Ủy ban châu Âu tuyên bố Facebook và Instagram không giải quyết được vấn đề…

1 giờ ago

Nhóm sinh viên Đại học Columbia biểu tình ủng hộ Palestine phớt lờ tối hậu thư

Sinh viên tại Đại học Columbia ở New York từ chối chấp nhận tối hậu…

1 giờ ago

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ 2)

Trong khoảng thời gian tiếp sau tháng 6.1975 ấy, không phải mọi việc đều đã…

1 giờ ago

Trả súng đạn này

Tôi viết bài này cách nay 9 năm, định đưa vào tập tùy bút "Sài…

1 giờ ago

Người Palestine đuổi nhà ngoại giao Đức

Đại sứ người Đức tại nhà nước Palestine đã bị một đám đông giận dữ…

1 giờ ago