Đời Sống

Giáo sư tâm lý khuyên Gen Z nên xem căng thẳng nơi làm việc là chuyện bình thường

Một bộ phận Gen Z đang muốn tìm những công việc ít căng thẳng nhưng được trả lương cao. Giáo sư tâm lý học cho rằng học cách đối phó với lo lắng, căng thẳng sẽ giúp họ trưởng thành hơn.

Giáo sư tâm lý khuyên Gen Z nên học cách đối phó với lo lắng, căng thẳng sẽ giúp họ trưởng thành hơn. (Ảnh: Kateryna Onyshchuk/ Shutterstock)

Gen Z (đôi khi còn được gọi là Zoomers, là nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ Millennials và thế hệ Alpha) dường như đang đối diện với căng thẳng và lo lắng trong công việc nhiều hơn so với các thế hệ trước. Tuy nhiên, theo một nhà tâm lý học nổi tiếng, thế hệ trẻ nên coi những cảm xúc này là một phần của “trải nghiệm cuộc sống bình thường”.

Kathleen Pike, giáo sư tâm lý học tại Đại học Columbia, đồng thời là chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của One Mind at Work, cho rằng giới trẻ đang phải vật lộn để phân biệt giữa cảm xúc bình thường và bệnh tâm thần. Việc Gen Z sẵn sàng lên tiếng nói về các vấn đề sức khỏe tâm thần được coi là một bước ngoặt trong văn hóa làm việc, mang lại nhiều thay đổi lớn lao trong tương lai. 

Theo Pike, cảm giác căng thẳng khi có deadline hoặc cảm thấy buồn bã, thất vọng hay lo lắng là những “trải nghiệm cuộc sống bình thường”. Tất cả mọi người đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Đôi khi chính cảm xúc này là chất xúc tác khiến họ tập trung nhận thức và hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Lo lắng có thể là một “dấu hiệu hữu ích” giúp bạn xác định xem liệu môi trường xung quanh có điều gì không ổn không. Nhưng những cảm giác này không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh tâm thần nghiêm trọng.

Một cuộc khảo sát của Deloitte năm 2023 trên 14.483 Gen Z đến từ 44 quốc gia cho thấy 46% số người tham gia cảm thấy lo lắng và căng thẳng tại nơi làm việc. Hơn 1/3 cho biết họ cảm thấy kiệt sức, thiếu năng lượng, không có kết nối với công việc do tâm trạng tiêu cực hoặc hoài nghi.

Do đó, một bộ phận Gen Z đang muốn tìm những công việc ít căng thẳng nhưng được trả lương cao thay vì làm công việc văn phòng (làm giờ hành chính) truyền thống.

Giáo sư kinh doanh của NYU Suzy Welch cho biết xu hướng này trở nên mạnh mẽ bởi vì Gen Z muốn “tránh xa lo lắng bằng bất cứ giá nào”. Nguyên nhân là bởi họ chưa từng đưa ra những quyết định hoặc làm những việc khó khăn.

Giáo sư Pike tin rằng sức khỏe tâm thần vẫn sẽ là chủ đề được thảo luận sôi nổi trong tương lai. Và sau tất cả, Gen Z sẽ cần học cách đối mặt với những cảm giác khó khăn. 

Theo bà, ban đầu họ sẽ sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng không thể chịu nổi. Nhưng qua thời gian, họ sẽ biết cách xử lý cảm xúc của mình để phát triển thành một con người trưởng thành hơn. 

“Thành công đến từ việc học hỏi từ thất bại hoặc những rắc rối. Tất cả chúng ta đều cần học cách xây dựng các kỹ năng, cách yêu cầu người khác giúp đỡ và cách phát triển năng lực từ con số không. Đó là một phần của quá trình trưởng thành ở nơi làm việc”, bà nhận xét. 

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB-XH) bị cáo buộc làm lộ bí mật nhà nước

Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động, Thương binh và…

23 phút ago

Loại “gia vị” này đã khiến Trung Quốc có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới

Một nghiên cứu trên “The Lancet” tiết lộ rằng người Trung Quốc có tỷ lệ…

57 phút ago

Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận tạm dừng cung cấp vũ khí cho Israel

Tờ Financial Times dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Washington…

2 giờ ago

Từ 1/7, Việt Nam bắt đầu thu thập mống mắt, ADN của người dân

Khi đăng ký cấp mới, hoặc cấp lại, cấp đổi thẻ căn cước, người dân…

3 giờ ago

TikTok và công ty mẹ ByteDance khởi kiện Chính phủ Mỹ

TikTok và công ty mẹ ByteDance tại Trung Quốc đã đệ đơn kiện Chính phủ…

4 giờ ago

Mỹ đưa ra lệnh cấm chip mới đối với Huawei, gồm các sản phẩm của Qualcomm và Intel

Hôm thứ Ba (7/5), Bộ Thương mại Mỹ cho biết sẽ thu hồi một số…

4 giờ ago