Kiến trúc sư biến nhà máy xi măng cũ thành biệt thự tráng lệ

Năm 1973, kiến trúc sư Ricardo Bofill tình cờ bắt gặp một nhà máy sản xuất xi măng đổ nát, ông đã mua lại và mang đến cho nhà máy này một cú “lột xác” ngoạn mục, biến nó trở thành dinh thự La fábrica với kiến trúc “độc nhất vô nhị” tuyệt đẹp.

Tọa lạc ở vùng ngoại ô Barcelona, nhà máy này từng gây ô nhiễm nghiêm trọng trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã bị đóng cửa. Nó được Ricardo Bofill và cộng sự mua lại, qua nhiều lần sửa chữa và trùng tu, cuối cùng nó đã trở thành một kiệt tác.

La fábrica vẫn tiếp tục được phát triển cho đến tận ngày nay cùng với những thay đổi đáng kể trong tầm nhìn tương lai của Boffill. Những ống khói công nghiệp từng phủ kín khói bụi giờ đã trở ngập tràn cây xanh tươi tốt. Đây là một ví dụ điển hình cho sự biến đổi tốt đẹp nhờ tư duy sáng tạo.

Năm 1973, kiến trúc sư người Tây Ban Nha Ricardo Bofill đã mua lại một nhà máy xi măng cũ ở gần Barcelona.

Ngay lập tức, ông nhận thấy đây là một công trình đầy tiềm năng, và bắt đầu cải tạo nhà máy từ thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất này thành một dinh thự của riêng mình.

Sau nhiều năm tái cấu trúc từng phần, cuối cùng, ông và cộng sự đã hoàn thành công trình mơ ước này. Không gian bên trong căn nhà được thiết kế theo lối hiện đại và tiện dụng.

Phía bên ngoài tòa nhà được bao phủ bởi cây cối xanh tươi nhưng không hề thiếu đi ánh nắng.

Nhà máy xi măng cũ nát xưa kia đã “thay da đổi thịt” trở thành một biệt thự độc đáo và tráng lệ.

Nhà máy xi măng nay đã trở thành một nơi làm việc lý tưởng”, Bofill viết trên website chính thức của mình.

Mỗi căn phòng trong ngôi nhà được thiết kế và bài trí với mục đích riêng, và là “độc nhất”.

“Tôi thích sống… trong một thế giới khép kín, nơi đó bảo vệ tôi khỏi thế giới bên ngoài cũng như cuộc sống thường nhật”, Bofill chia sẻ.

“Cuộc sống ở đây cứ liên tục không ngừng, và gần như không có sự tách biệt giữa công việc và giải trí”.

Nơi dành cho nghỉ ngơi thư giãn được bố trí ở khắp nơi trong nhà cũng như ngoài trời.

Không gian làm việc ở đây cũng rất được chú trọng, bởi Bofill và đồng sự sử dụng một phần của ngôi nhà này làm văn phòng làm việc.

Phía bên ngoài tòa nhà được bao phủ bởi cỏ xanh, ngoài ra bạch đàn, cọ và cây oliu được trồng xen kẽ giữa các khối kiến trúc.

Điều này làm cho “phía tàn tích của nó trở nên lãng mạn đầy huyền bí, và độc đáo có một không hai”.

“Phòng ăn được bố trí ở tầng trệt và là nơi tụ họp của gia đình”.

Mặc dù nhà máy này đã có pha lột xác ngoạn mục, song một phần của nó vẫn được giữ lại nguyên bản để tạo nét khác biệt.

Kiến trúc sư Bufill gắn liền sự tiến triển liên tục của La fábrica với lối sống của bản thân và tầm nhìn tương lai của ông.

La fábrica không ngừng được đổi mới và hoàn thiện, đó là một phần tạo nên sức hấp dẫn của nó.

Với tư duy sáng tạo của các kiến trúc sư, mọi không gian đều có thể trở thành một thứ gì đó mới mẻ và cuốn hút.

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Dân biểu Taylor Greene muốn phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson

Một số nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ được cho là đang…

9 giờ ago

10 quy tắc an toàn khi chạm vào phích cắm điện bạn cần biết

Chúng ta tiếp xúc và sử dụng các sản phẩm điện hàng ngày nên việc…

11 giờ ago

Đấu thầu vàng thất bại lần 3; vàng SJC lập kỷ lục 85,8 triệu đồng/lượng

Sau khi thông báo hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5, giá vàng miếng SJC…

11 giờ ago

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong: Giám đốc bị tạm giữ

Liên quan vụ nổ lò hơi  tại công ty gỗ ở Đồng Nai  khiến 6…

12 giờ ago

Thăm dò: số lượng người Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù ngày càng tăng

Theo một cuộc thăm dò mới do Pew thực hiện gần đây, đại đa số…

13 giờ ago

Thêm một người tố cáo Boeing đột ngột qua đời, trường hợp thứ hai sau 2 tháng

Một người tố cáo Boeing đột ngột qua đời hôm thứ Ba (30/4) ở tuổi…

13 giờ ago