Cô bé Nepal có khả năng ngửi được màu sắc và đọc báo dù bịt mắt

Vào năm 2016, cô bé Deepti Regmi (11 tuổi) ở Nepal bỗng nhiên có khả năng ngửi để phân biệt màu sắc đồ vật. Ngay cả khi bị bịt mắt, cô bé cũng có thể ngửi được màu sắc, thậm chí còn có thể dùng đầu ngón tay nhận được mặt chữ. Cô bé cho rằng khả năng của mình là món quà từ Thượng Đế.

Cô bé Deepti Regmi có khả năng ngửi được màu sắc.

Khoảng một năm trước, cô bé Deepti biết được mình có khả năng ngửi được màu sắc của đồ vật. Sau đó, cô bé luôn luyện tập để nâng cao khả năng trời phú này, mong rằng cuối cùng có thể giúp được những người gặp trở ngại về thị giác.

Một người đàn ông ở quốc gia này đã ghi lại hình ảnh Deepti ngửi được màu sắc khi bị bịt mắt. Cô bé bị mắt bằng dải khăn đen, sau khi ngửi mùi của một món đồ, cô bé có thể đọc tên được màu sắc của món đồ đó. Ngoài ra, cô bé còn có thể dùng ngón tay để “đọc” chữ viết trên báo hoặc chữ viết tay trong tình trạng bị bịt mắt.

Người đàn ông này cho hay anh đã kiểm tra qua miếng vải đen bịt mắt Deepti để chắc chắn rằng cô bé không nhìn thấy bất cứ thứ gì. Người này cảm thấy vô cùng kinh ngạc trước việc cô bé có thể dễ dàng ngửi được màu sắc và nhận mặt chữ bằng ngón tay.

Anh cho biết: “Thành tích học tập của cô bé cũng rất tốt. Bố mẹ của cô bé cảm thấy rất vui khi con gái có được khả năng hiếm thấy”.

Cô bé còn có thể đọc báo ngay cả khi bịt mắt.

Khả năng đặc biệt này của Deepti gần như có liên quan đến hiện tượng “cảm giác kèm” (Synaesthesia). Cảm giác kèm sẽ tạo ra sự xáo trộn chức năng cảm quan của con người, dẫn đến cảm nhận của một cơ quan nào đó (ví dụ như mắt) sẽ kích thích cảm giác của một cơ quan khác (như mũi), giống như việc Deepti có thể dùng mũi ngửi được màu sắc.

Còn có một số người có thể nhìn thấy được màu sắc khi nghe âm nhạc hoặc cảm nhận được mùi vị khi nghe âm thanh nào đó. Bất cứ tình trạng trao đổi tác dụng của cảm giác nào đều có thể là cảm giác kèm, không hạn chế trong những ví dụ trên đây.

Hiệp hội tâm lý học Mỹ chỉ ra rằng cả thế giới có khoảng 1/2.000 người chịu ảnh hưởng của cảm giác kèm và đa số là nữ giới. Nguyên nhân hình thành cảm giác kèm hiện vẫn chưa rõ, nhưng có lẽ là có liên quan đến gen và thường xuất hiện không tự chủ.

Ngọc Trúc

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Thêm 23 người bị khởi tố trong đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng

Mở rộng điều tra giai đoạn 2 đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng,…

14 giây ago

Nhiều công an, thẩm phán, kiểm sát viên… bị bắt, khởi tố

Nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tham ô…

4 giờ ago

Đặt 3 loại cây này trong phòng sẽ giúp xua đuổi muỗi hiệu quả

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có khoảng…

5 giờ ago

Chủ tịch Ủy ban châu Âu: Cần ngăn xe điện giá rẻ TQ do nhà nước trợ cấp

Bà von der Leyen cho biết châu Âu cần ngăn chặn xe điện Trung Quốc…

7 giờ ago

Mỹ lên án tòa án Hồng Kông cấm bài hát dân chủ “Glory to Hong Kong”

Việc cấm bài hát “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng” một lần nữa làm dấy…

8 giờ ago

Lũ lụt kỷ lục ở miền nam Brazil khiến 90 người chết, 150.000 người mất nhà cửa

Tại bang Rio Grande do Sul ở miền nam Brazil, mưa lớn liên tục từ…

8 giờ ago