Những nước có bữa ăn thường ngày đắt nhất thế giới

Theo kết quả một cuộc điều tra và so sánh giá của một bữa ăn thường ngày với mức lương bình quân trên ngày của người dân bản địa cho thấy, có những nước có giá một bữa ăn hàng ngày cao hơn mức thu nhập bình quân một ngày của họ.

Cảnh một người mẹ cho con ăn rất thiếu dinh dưỡng ở Sudan (Ảnh: Dan Kitwood/Getty Images)

Theo tờ Nhật báo Kinh tế (Economic Daily) đưa tin, gần đây Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc và Công ty Thẻ tín dụng Mastercard đã cùng thực hiện điều tra về giá lương thực các nước, sau đó so sánh giữa giá lương thực của một nước với mức lương bình quân một ngày của họ; kết quả phát hiện có những nước có giá một bữa ăn tương ứng với hàng trăm Đô la Mỹ (thực hiện chuyển đổi theo sức mua của người dân New York – Mỹ).

Ví dụ tại New York, giá một bữa ăn đạm bạc với các loại rau đậu là 1,2 USD, tương đương 0,6% mức lương bình quân một ngày của người dân bản địa; nhưng đối với một số nước Phi châu, giá một bữa ăn tương tự có thể cao hơn mức thu nhập bình quân một ngày của họ.

Dưới đây là kết quả điều tra và so sánh giá một bữa ăn với mức lương bình quân một ngày của người dân bản địa, theo đó 5 quốc gia có giá một bữa ăn cao nhất thế giới bao gồm (chuyển đổi theo sức mua của người New York – Mỹ):

  • Nam Sudan: một bữa ăn thường ngày của người Nam Sudan có giá khoảng 321,7 USD, tương đương với 155% mức lương cơ bản một ngày của người bản địa.
  • Nigeria: giá bữa ăn thường ngày ở Nigeria là 200,32 USD, chi hết khoảng 121% mức lương bình quân một ngày của người dân bản địa.
  • Dyer Zul của Syria: một bữa ăn thường ngày ở Dyer Zul có giá khoảng 190,11 USD, có thể chi hết 115% mức lương bình quân một ngày của người dân bản địa.
  • Malawi: giá một bữa ăn thường ngày ở Malawi tương ứng 94,43 USD, có thể phải chi 45% tiền lương bình quân một ngày của người dân bản địa.
  • Cộng hòa Dân chủ Congo: một bữa ăn thường ngày ở Cộng hòa Dân chủ Congo cần khoảng 82,10 USD, có thể phải chi hết 40% mức lương bình quân hàng ngày của người bản địa.

Các nhà điều tra nhận định, họ muốn thông qua việc này “làm rõ những nguyên nhân thực sự làm cho một số nước lâm vào tình trạng đói nghèo, ví như sự bùng nổ xung đột và mất an ninh”.

Tuyết Mai

Tuyết Mai

Published by
Tuyết Mai

Recent Posts

Vụ nghi vấn bao che doping Trung Quốc: Cơ quan thế giới chỉ trích cơ quan Mỹ

Tờ New York Times tiết lộ cách đây một tháng rằng, 23 vận động viên…

7 giờ ago

Liên minh châu Âu loan báo cấm thêm bốn hãng truyền thông Nga

Hội đồng châu Âu hôm thứ Sáu (17/5) loan báo cấm thêm bốn hãng truyền…

9 giờ ago

Đường dây buôn bán động vật quý hiếm từ Trung ra Bắc bị phát hiện

Một đường dây buôn bán động vật quý hiếm vừa bị phát hiện, 17 cá…

9 giờ ago

Tổng thống Zelensky nêu chi tiết nhu cầu vũ khí của Ukraine

Tổng thống Ukraine Zelensky hôm thứ Sáu (17/5) nói rằng Kyiv cần thêm các hệ…

10 giờ ago

Một đường dây tổ chức cho người Việt trốn sang Hàn Quốc

Nhiều người Việt trả tiền để được làm giấy tờ xuất cảnh sang Hàn Quốc…

11 giờ ago

Hãy khám bác sĩ ngay nếu có 5 tình trạng này ở bàn chân

Hoàng Hiên là một chuyên gia chăm sóc lồng ngực đã chia sẻ rằng, bạn…

12 giờ ago