Thăm khách sạn nằm vắt sang 2 quốc gia

Tại phòng khách sạn L’Arbézie Franco-Suisse (hay Arbez), du khách có thể ngủ mà đầu đặt ở lãnh thổ nước này, chân nằm ở lãnh thổ quốc gia khác, theo hãng tin CNN. Khi bùng phát đại dịch COVID-19, nơi đây trở thành khu vực cách ly cho các du khách bị mắc kẹt ở biên giới.

Khách sạn Arbez. (Ảnh: Chụp màn hình)

Khách sạn Arbez nằm tại thị trấn La Cure, ngay trên đường biên giới của Thụy Sĩ và Pháp. Mọi nơi trong khách sạn từ phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, cầu thang… đều được chia làm đôi, mỗi bên thuộc về phần lãnh thổ của một nước.

Thị trấn La Cure bắt đầu bị chia cắt vào đầu thế kỷ 19, khi Pháp sáp nhập Thung lũng Dappes của Thụy Sĩ. Theo thỏa thuận Hội nghị Vienna, thung lũng đã được trao trả cho Thụy Sĩ vào năm 1815. Mặc dù bản thân khu vực này có ít giá trị, nhưng nó là một tuyến đường quân sự dễ tiếp cận đến Savoy. Vậy nên, trong nhiều năm, người Pháp đã thực hiện nhiều nỗ lực nhưng không thành công trong giành lại quyền kiểm soát.

Năm 1862, Hoàng đế Napoléon III quyết định có một cuộc thương lượng, đổi một lãnh thổ gần đó của Pháp có diện tích tương tự để lấy một phần thung lũng có vị trí chiến lược. Thụy Sĩ đã chấp nhận lời đề nghị và Hiệp ước Dappes ra đời.

Theo thỏa thuận, một phần lãnh thổ với diện tích khoảng 8 km vuông bao gồm một phần của La Cure sẽ được trao đổi và hai bên nhất trí giữ nguyên hiện trạng của các kiến trúc nằm trên đường phân chia.

Một doanh nhân người Pháp tên là Ponthus đã nảy ra sáng kiến có thể tận dụng kẽ hở của thỏa thuận này và nhanh chóng xây dựng một công trình kiến ​​trúc trên khu vực được phân chia giữa hai quốc gia. Với hy vọng kiếm được lợi nhuận từ hoạt động lưu thông xuyên biên giới, Ponthus đã biến tòa nhà mình xây dựng với 1/3 diện tích bên lãnh thổ Thụy Sĩ thành cửa hàng tiện lợi, còn 2/3 diện tích còn lại nằm bên Pháp thành quán rượu.

Đến những năm 1920, hậu duệ thừa kế của Ponthus bán tòa nhà cho Jules-Jean Arbez và người này sau đó chuyển nó thành một khách sạn. Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, khách sạn được trưng dụng thành nơi trú ẩn cho người tị nạn và binh sĩ. Sau chiến tranh, khách sạn mở cửa đón tiếp khách và hoạt động bình thường trở lại.

Tại khách sạn, du khách có thể lựa chọn nhiều loại phòng, từ phòng đơn đến căn hộ gia đình, đảm bảo mọi sự kết hợp có thể cho các thành viên trong cùng một nhóm được ở tại quốc gia họ thích. Đối với dãy phòng dành cho khách hưởng tuần trăng mật, chủ khách sạn quyết định đặt giường ngay giữa đường phân chia biên giới. Ở một căn phòng khác, du khách có thể đi vệ sinh ở Pháp, nhưng ngủ ở Thụy Sĩ.

Một điểm cần lưu ý đối với du khách khi ở tại khách sạn Arbez là nếu dùng bữa trong nhà hàng, họ vẫn có thể được phục vụ các món ăn được coi là đặc trưng của từng nước nhưng bắt buộc phải ngồi bên phần bàn thuộc lãnh thổ của mỗi nước đó. Cụ thể, món phô mai của người địa phương Thụy Sĩ không thể mang sang bàn phục vụ bên Pháp do các quy định nghiêm ngặt của châu Âu ảnh hưởng đến các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng. Ngược lại, điều tương tự cũng xảy ra với một số đặc sản của Pháp, như xúc xích Morteau không được phép phân phối ở Thụy Sĩ.

Khi thanh toán, cả đồng EUR và Franc Thụy Sĩ đều được chấp nhận. Khách sạn cũng có hai số điện thoại, một số cho mỗi quốc gia và các phòng được trang bị hai loại ổ cắm điện, vì Pháp và Thụy Sĩ sử dụng các ổ cắm với tiêu chuẩn khác nhau. Thuế được đóng cho cả hai quốc gia theo một mức nhất định, với sự đồng ý của cơ quan thuế của cả nước.

Khi Thụy Sĩ gia nhập khối Schengen vào năm 2008, mọi thứ trở nên đơn giản hơn một chút, nhưng trên thực tế, điều này có rất ít tác dụng đối với hoạt động hàng ngày của khách sạn.

Nằm ở một vị trí mang tính chiến lược, khách sạn thường xuyên liên quan đến các vấn đề địa chính trị quốc tế. Vào đầu những năm 1960, khách sạn Arbez là nơi diễn ra các cuộc đàm phán bí mật dẫn đến việc Algeria giành được độc lập từ Pháp vào năm 1962.

Lo sợ bị bắt, các nhà đàm phán Algeria không muốn đặt chân lên đất Pháp, trong khi chính quyền Pháp muốn tiến hành các cuộc đàm phán một cách kín đáo trong biên giới. Một phòng riêng tại khách sạn đã trở thành giải pháp lý tưởng cho cả hai bên.

Đầu năm 2002, không lâu sau sự kiện khủng bố 11/9, khách sạn đã được các đặc vụ của một cơ quan an ninh bí mật đến thăm dò để điều tra khả năng phần tử Al Qaeda lưu trú tại đây một thời gian tìm cách vượt biên.

Phan Anh

Video: “Lùi một bước” là một loại cảnh giới cao thượng 

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Nhật Bản loay hoay với đồng Yên xuống giá

Sau khi Ngân hàng TW Nhật Bản tuyên bố duy trì mức lãi suất ngắn…

6 giờ ago

Ứng viên tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy Jr. : Lệnh cấm TikTok là vi hiến

Ứng cử viên tổng thống độc lập của Hoa Kỳ Robert F. Kennedy Jr. có…

8 giờ ago

Cô chó đập cửa thông báo cứu cả gia đình khỏi đám cháy nghiêm trọng

Nếu không có cô chó Molly cảnh báo thì cả gia đình Miller đã chìm…

10 giờ ago

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh yếu sau đợt nắng ‘gay gắt’

Theo chuyên gia khí tượng, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5,…

12 giờ ago

Cà Mau kiểm tra các dự án điện gió sau sự cố rơi cánh quạt

Một số nhà máy điện gió bị phát hiện hiện một số thiếu sót như…

12 giờ ago

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines phủ nhận việc đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ

Philippines bác bỏ tuyên bố của ĐCSTQ rằng hai bên đã đạt được các thỏa…

12 giờ ago