Thế giới quan của trẻ khác gì so với người lớn?

Khoa học đã chứng minh rằng thế giới quan của trẻ em sẽ ổn định vào thời điểm trẻ 11 tuổi, lúc này trẻ sẽ có khả năng đánh giá thế giới như một người trưởng thành, giải quyết vấn đề và thậm chí tự lên kế hoạch cho tương lai.

(Ảnh: Unsplash)

Trước độ tuổi 11, trẻ em cảm nhận thế giới hoàn toàn khác hẳn so với người lớn. Trẻ vẫn chưa có đủ kinh nghiệm và kiến thức để hiểu thế giới này hoạt động như thế nào, đó là lý do tại sao các em nhìn thấy mọi thứ theo một góc độ khác hẳn với người lớn chúng ta. Các nhà khoa học đã tìm ra sự khác biệt giữa thế giới quan của trẻ em và người lớn.

Thế giới qua đôi mắt của một đứa trẻ hoàn toàn khác biệt hẳn với người lớn, rất trong trẻo và đầy trí tưởng tượng…

1. Sự tưởng tượng của trẻ em

(Ảnh: Unsplash)

Cho đến một độ tuổi nhất định, trẻ nhỏ không thể phân biệt được sự khác nhau giữa tưởng tượng và thực tế. Đó là lý do tại sao trẻ chắc chắn rằng các câu chuyện trẻ đã tạo ra trong tâm trí của mình thực sự tồn tại trong thực tế. Mặc dù, điều đáng chú ý đến chính là nếu một đứa trẻ tự nghĩ ra một cái gì đó, thì trẻ sẽ không nghi ngờ điều đó chỉ là trong tưởng tượng của chúng. Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ nghe điều gì đó dường như không đúng từ một người khác, thì chúng sẽ không hoàn toàn phủ nhận điều đó như người lớn. Một số thử nghiệm cho thấy rằng có một ranh giới rất mỏng giữa tưởng tượng và thực tại trong nhận thức của một đứa trẻ bởi vì chúng vẫn không hiểu kiến thức nào là đúng và cái nào là sai.

2. Thiếu tư duy trừu tượng

(Ảnh: Unsplash)

Đó là một thực tế đã được chứng minh rằng trẻ em dưới 11 tuổi chỉ có thể nghĩ về thực tại ở hiện tại và không thể suy nghĩ một cách trừu tượng.

Nhà tâm lý học Rudolph Schaffer đã tiến hành một thí nghiệm, nơi ông yêu cầu hai nhóm trẻ em tìm một nơi trên cơ thể của trẻ để đặt một con mắt thứ ba. Tất cả những đứa trẻ của nhóm 9 tuổi chỉ vào trán bởi vì đã có hai mắt ở đó. Nhóm thứ hai bao gồm những đứa trẻ 11 tuổi, những người có thể suy nghĩ trừu tượng, vì vậy các em bắt đầu đưa ra những lựa chọn khác nhau như đặt mắt lên lòng bàn tay bởi vì trẻ nghĩ cách này trẻ có thể nhìn thấy được ở phía sau.

3. Học một ngôn ngữ mới

(Ảnh: Unsplash)

Trẻ em có thể học ngôn ngữ khá dễ dàng trong khi đối với người lớn thì khó hơn một chút. Nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky giải thích điều này, thực tế là có một hộp công cụ chung được xây dựng trong não người kết nối tất cả các quy tắc cú pháp của tất cả các ngôn ngữ hiện có. Thêm vào đó, hàng triệu tế bào não chịu trách nhiệm về sự nhận thức và tái tạo lời nói, xây dựng thành các hệ thống dẫn phức tạp. Các hệ thống này ngừng phát triển vào thời điểm trẻ 10 tuổi. Đó là lý do tại sao bạn càng lớn tuổi, bạn càng khó học một ngôn ngữ mới hơn so với trẻ nhỏ.

4. Sự cố định của các vật thể

(Ảnh: Unsplash)

Trẻ em dưới một tuổi tin chắc rằng một vật mà trẻ không thể nhìn thấy thì có nghĩa là vật đó sẽ biến mất mãi mãi. Nhà tâm lý học Jean Piaget đã phát triển một lý thuyết về sự cố định của các vật thể và chứng minh rằng sự nhận định của trẻ sẽ phát triển cùng với tuổi tác. Một đứa trẻ nhỏ quá thiếu kinh nghiệm để hiểu rằng vật thể mà chúng không thể nhìn thấy sẽ  vẫn tiếp tục tồn tại. Đó là lý do tại sao bạn có thể nhìn thấy hình ảnh bé con nhà mình đang trốn trong rèm cửa với đôi chân ở bên ngoài và lòng tin chắc chắn chẳng ai tìm ra bé đâu.

5. Nhận dạng

(Ảnh: Unsplash)

Các nhà khoa học cho rằng các em bé mới sinh không thể phân biệt các khuôn mặt do không từng gặp qua nhiều người nên không thể phân được sự khác biệt. Ngoài ra, tầm nhìn của bé không tập trung và nhìn thấy các vật thể bị nhòe.

Một thí nghiệm cụ thể đã chứng minh rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi không có khả năng phân biệt khuôn mặt của những người khác nhau, nhưng đến khi được 9 tháng tuổi, chúng có thể thích nghi và bắt đầu thấy được sự khác nhau giữa khuôn mặt của những người mà chúng biết và những người mà chúng không biết. Khi được 1 năm tuổi, tầm nhìn của chúng trở nên tập trung và chúng có thể nhìn thấy các đối tượng sắc nét và đầy màu sắc.

6. Sự đảo nghịch

(Ảnh: Unsplash)

Trẻ em thiếu cảm giác về sự đảo nghịch. Đó là lý do tại sao nếu bạn đặt hai cái ly kích cỡ khác nhau ở trước mặt một đứa trẻ và đổ nước từ một ly cao vào ly thấp nhưng kích thước to hơn, trẻ sẽ chắc chắn rằng lượng nước đã trở nên nhiều hơn. Cho đến khi 7 tuổi, trẻ em tin rằng nếu hình dạng của một chiếc ly thay đổi, thì lượng nước bên trong của nó cũng thay đổi. Người ta cũng tin rằng trẻ em không thể kết hợp chiều cao và chiều rộng cho đến một độ tuổi nhất định, mà chỉ có thể tập trung sự chú ý vào một trong hai chiều mà thôi.

7. Hình vẽ

(Ảnh: Unsplash)

Một thực tế hiển nhiên rằng các chức năng vận động của trẻ chưa được phát triển đầy đủ, do đó so với người lớn thì trẻ không thể sử dụng bút chì trong tay thuần thục được.

Tuy nhiên, có một thực tế rất thú vị khác đã được phát hiện trong một thử nghiệm. Một số trẻ em từ 5 đến 9 tuổi được giao nhiệm vụ vẽ một chiếc cốc được đặt theo cách mà chúng có thể nhìn thấy tay cầm của nó. Mặc dù thực tế là tay cầm đã đặt ngoài tầm nhìn của trẻ, tất cả các trẻ em dưới 7 tuổi đều thêm nó vào hình vẽ. Ngược lại, trẻ em trên 7 tuổi đã vẽ chiếc cốc mà không có tay cầm.

Các nhà tâm lý kết luận rằng đây là sự khác biệt giữa một đứa trẻ và một người lớn. Nếu một người lớn được giao nhiệm vụ vẽ một vật mà họ thấy, họ sẽ vẽ chính xác những gì mà họ nhìn thấy, trong khi trẻ em sẽ thêm các yếu tố mà bé không nhìn thấy nhưng biết nó có.

8. Phân biệt tốt xấu

(Ảnh: Unsplash)

Sự hiểu biết về đạo đức của trẻ em khác với sự hiểu biết của người lớn. Người lớn biết hành động nào là tốt và xấu, cũng như những tiêu chuẩn phổ quát đã được chấp nhận mà đôi khi chính họ có thể phá vỡ.

Khi nói đến đạo đức, trẻ nhỏ hiểu vấn đề rất đơn giản. Ban đầu, hành vi của trẻ nhỏ được dựa trên mong muốn không bị người lớn phạt vì làm điều nào đó sai trái. Trẻ em lớn hơn hiểu được làm việc tốt là hành vi có thể được trao thưởng. Mỗi giai đoạn lớn lên trẻ lại hiểu thêm về các nguyên tắc đạo đức của người lớn.

Kết quả của nghiên cứu đã xác nhận thực tế trên. Các trẻ em tham gia vào nghiên cứu được hỏi: “Giữa việc cố tình bẻ gãy một chiếc kính hoặc vô ý làm hỏng hai cái kính thì điều nào là xấu hơn?” Đa số trẻ em sẽ trả lời rằng một người làm hỏng nhiều kính là xấu hơn vì họ đã gây hại nhiều hơn so người chỉ làm vỡ một cặp.

9. Thuyết tư duy

(Ảnh: Unsplash)

Thuyết tư duy nói rằng không phải tất cả mọi người đều có đủ thông tin và kinh nghiệm như bạn. Đối với trẻ em, cách nghĩ này chỉ xuất hiện ở một độ tuổi nhất định.

Điều này đã được phát hiện trong một thí nghiệm được gọi là Sally Anne: có hai người lớn và một đứa trẻ trong phòng, khi người lớn thứ nhất rời khỏi phòng, người còn lại sẽ giấu đồ chơi. Và khi người lớn thứ nhất trở lại, đứa trẻ hỏi người này nên tìm đồ chơi ở đâu. Thí nghiệm cho thấy rằng trẻ em dưới 3 tuổi chỉ quan tâm về vị trí của đồ chơi, chứ không chú ý đến thực tế là người lớn thứ nhất không biết món đồ đó đã bị giấu ở đâu.

Theo Bright Side
Minh Nguyệt

Xem thêm:

Minh Nguyệt

Published by
Minh Nguyệt

Recent Posts

Thế giới Di động lãi lớn sau khi bán cổ phần cho nhà đầu tư Trung Quốc

Báo cáo tài chính Quý 1/2024 của Thế giới Di động (MWG) ghi nhận doanh…

5 giờ ago

Người Ấn Độ chỉ trích chuyến thăm Trung Quốc của ông Elon Musk

Truyền thông Ấn Độ đã lên tiếng chỉ trích chuyến thăm Trung Quốc của ông…

5 giờ ago

Walmart thông báo đóng cửa tất cả các trung tâm y tế tại Mỹ

Hôm 30/4, Walmart đã thông báo kế hoạch đóng cửa toàn bộ 51 trung tâm…

5 giờ ago

Mỹ công bố ảnh cầu tàu 320 triệu USD đang xây dựng ở Gaza

Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ đã công bố hình ảnh cầu tàu 320 triệu…

5 giờ ago

Gia Lai: Hai cán bộ huyện chết đuối tại sông Pô Kô

Vụ việc đuối nước xảy ra tại sông Pô Cô, chảy qua xã biên giới…

9 giờ ago

‘Đánh’ thuốc an thần, cướp tài sản thân nhân người bệnh

Dùng thuốc an thần để dụ người đi chăm bệnh uống, nữ nghi phạm chờ…

11 giờ ago