Trung Quốc thử nghiệm tháp lọc khí ô nhiễm lớn nhất thế giới

Trung Quốc đã triển khai nghiên cứu, xây dựng và đưa vào hoạt động thử nghiệm tháp lọc khí mới ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Đây được cho là một trong những giải pháp khá hữu ích để đối phó với vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng ở quốc gia này.

(Ảnh qua: SCMP)

Ý tưởng về tháp lọc khí khổng lồ đã được đưa ra từ năm 2014, và hình ảnh đầu tiên của dự án tháp lọc khí Tây An được công bố vào tháng 5/2016. Đến nay, tháp Tây An này đang giữ ‘danh hiệu’ là tháp lọc khí có kích thước lớn nhất thế giới, và tổng kinh phí đầu tư vào dự án này vẫn chưa được tiết lộ.

Tòa tháp cao 100 mét đã giúp cải thiện chất lượng không khí trong khu vực, và nhà khoa học chỉ đạo dự án này Cao Junji đã nói với South China Morning Post (SCMP) rằng tháp này có thể chứng minh rằng nó là một công cụ có giá trị lớn trong cuộc chiến chống ô nhiễm không khí ở đô thị. 

Ông Cao cũng cho hay mỗi ngày tháp có thể lọc và cho ra 10 triệu m3 không khí sạch, nó có thể giúp cải thiện không khí trong phạm vi 10 km2 xung quanh tháp. Ông nhận định kết quả thử nghiệm ban đầu như vậy là rất khả quan và có triển vọng.

(Ảnh: Colin Capelle/Flickr)

Hiện tại, người dân Tây An đang phải đối mặt với ô nhiễm sương khói nặng nề bởi hệ thống sưởi ấm chủ yếu phụ thuộc vào than đá. Hơn nữa, vào mùa đông, trong những tháng lạnh giá, sương mù và khói bụi trở nên đặc biệt dày đặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân. 

Xung quanh chân tháp, các nhà phát triển lắp đặt nhà kính với diện tích bao phủ bằng nửa sân bóng đá, khí và sương mù được hút vào, sau đó được làm nóng bằng năng lượng mặt trời, không khí nóng này đi lên qua tòa tháp và đi qua nhiều lớp làm sạch của bộ lọc trong tháp.

Mặc dù năng lượng mặt trời thấp hơn vào mùa đông, nhưng một lớp phủ đặc biệt trên các nhà kính của tháp cho phép nó hấp thụ năng lượng mặt trời khá hiệu quả. 

Ông Cao cũng nhấn mạnh rằng kết quả trên đây chỉ là sơ bộ, và báo cáo chi tiết hơn nữa sẽ được công bố vào mùa Xuân năm nay, và sắp tới, sẽ có một đánh giá khoa học toàn diện về hiệu quả của tòa tháp.

(Ảnh: SCMP)

Trước đó, một số tháp khác cũng được đưa vào hoạt động vì mục đích này. Tuy nhiên, nhiều trong số đó được cung cấp năng lượng bằng điện đốt than, còn tháp Tây An lại tiêu thụ rất ít điện năng, và gần như không cần dùng điện để vận hành vào ban ngày.

Ông Cao nhận định: “Tòa tháp đã vận hành và thu được kết quả rất tốt trong thời gian thử nghiệm”. Mặc dù người dân địa phương đã khá ngạc nhiên về kích thước to lớn của tháp lọc khí này, nhưng ông nói đây mới chỉ là một bản sao thu nhỏ của các tòa tháp lọc khí mà ông cùng cộng sự của mình hy vọng sẽ lắp đặt trên khắp các thành phố ô nhiễm và siêu ô nhiễm không khí của Trung Quốc. Phiên bản đầy đủ kích thước có thể đạt chiều cao 500 m, có khả năng lọc không khí cho cả một thành phố nhỏ với nhà kính xung quanh chân tháp có thể bao phủ gần 30 kilômét vuông.

Theo Inhabitat
Xuân Lâm

Xem thêm:

Xuân Lâm

Published by
Xuân Lâm

Recent Posts

Chuyên gia: Bắc Kinh muốn chia rẽ châu Âu, Mỹ có chiêu giúp châu Âu chống ĐCSTQ

Đầu tháng Năm, ông Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu, nhằm tận dụng cơ…

1 giờ ago

Giá xăng RON 95 tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 40 đồng/lít, trong khi giá xăng E5 RON…

2 giờ ago

Một số vật dụng phổ biến trong nhà có thể đe dọa sức khỏe của bạn

Có một số vật dụng trong nhà tuy gần gũi nhưng lại là mối đe…

4 giờ ago

‘Luật ngầm’ của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam

Hai cựu Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà, Trần Kỳ Hình và…

4 giờ ago

Ông Trump trả lời phỏng vấn Tạp chí TIME, vạch ra kế hoạch cho nhiệm kỳ hai

Ông Trump nói trên Tạp chí TIME chi tiết về nghị trình trong nhiệm kỳ…

7 giờ ago

Sập đường cao tốc Quảng Đông khiến 19 người chết, 30 người bị thương

Sáng sớm ngày 1/5, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ dài, một vụ sập…

9 giờ ago