Đời Sống

Trường Đại học Ấn Độ mời học viên Pháp Luân Công dạy các bài công pháp

Vào ngày 8 tháng 6 năm 2024, các học viên Pháp Luân Công đã được mời đến trường Đại học Veer Narmad South Gujarat ở Surat, Ấn Độ để tổ chức các buổi tập miễn phí tại trường. Hoạt động này đã được các giáo viên và sinh viên hoan nghênh chào đón.

Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một lớp giới thiệu môn tập tại Đại học VNSG ở Surat, Ấn Độ và dạy các bài công pháp. (Ảnh từ Minh Huệ net)

Đại học Veer Narmad South Gujrat (VNSG) có hơn 3.000 sinh viên đến từ Surat, Navassari, Valsad, Narmada, Dhans, Bharuch, Tapi, Daman và Lãnh thổ Liên minh Dadi của Lah Nagar Haveli.

Tờ Minghui.com đưa tin rằng các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức sự kiện này theo lời mời của thầy hiệu trưởng Rameshdan C. Ghadvi. Trong buổi giới thiệu có khoảng một trăm giáo viên và sinh viên đã tham gia. Vào cuối sự kiện, rất nhiều người đã bày tỏ rằng trong tương lai sẽ tiếp tục học và tập luyện Pháp Luân Công.

Các học viên Pháp Luân Công tổ chức buổi giới thiệu tại Đại học VNSG ở Surat, Ấn Độ. (Ảnh từ Minh Huệ net)

Giáo viên và sinh viên cùng tìm hiểu sự thật về Pháp Luân Công

Các học viên Pháp Luân Công từ Surat, Mumbai và Bangalore ở Ấn Độ đã tham gia sự kiện này.

Buổi đầu chương trình, mọi người có phần giới thiệu kéo dài một giờ đồng hồ với các giáo viên và sinh viên, kể về những lợi ích của việc thực hành Pháp Luân Công, sự phổ biến và công nhận của môn tập đối với người dân trên toàn thế giới cũng như sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một môn tu luyện Phật gia do Sư phụ Lý Hồng Chí truyền ra dựa trên đặc tính cao nhất của vũ trụ là “Chân – Thiện – Nhẫn”, bao gồm yêu cầu đề cao tâm tính và luyện tập các bài công pháp, nâng cao sức khỏe toàn diện cả thân lẫn tâm.

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, Sư phụ Lý Hồng Chí lần đầu tiên giảng Pháp Luân Đại Pháp cho công chúng và chỉ trong vài năm đã thu hút hàng trăm triệu người bước vào tu luyện với vô số những kỳ tích của cả thân lẫn tâm như chữa khỏi bệnh, luôn giữ tinh thần vui vẻ, cải thiện mối quan hệ gia đình, cho đến cải thiện đạo đức. Tất cả các bài công pháp và các tài liệu giảng dạy của Pháp Luân Đại Pháp đều có thể được tải xuống miễn phí từ Internet.

Cho đến năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, Giang Trạch Dân vì lo sợ về việc số lượng học viên Pháp Luân Công vượt quá số đảng viên Cộng sản, nên ông bắt đầu dùng mọi nguồn lực của nhà nước để phát động một cuộc đàn áp toàn diện đối với Pháp Luân Công. Các học viên vô tội đã phải hứng chịu gánh nặng của những tin đồn sai sự thật và cả chiến dịch bôi nhọ, vu khống. Họ bị bắt giữ, bị kết án và tra tấn bất hợp pháp. Tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống liên tục gia tăng với những con số khổng lồ.

Để buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ tu luyện, chính sách đàn áp của ĐCSTQ như “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể” của họ vẫn xảy ra tiếp tục cho đến ngày nay.

Một học viên Pháp Luân Công đã nói với các giáo viên và học sinh tham gia sự kiện rằng ĐCSTQ sử dụng dối trá, lừa dối và bạo lực để duy trì sự cai trị của mình. Tu luyện Pháp Luân Công lại là dựa theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa vô thần “giả – ác – đấu” của ĐCSTQ. Đây chính là lý do khởi nguồn cho cuộc đàn áp tàn bạo phi nhân tính này.

Sau khi hiểu rõ sự thật, nhiều người tham gia đã bày tỏ sự cảm thông và ủng hộ đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một lớp giới thiệu tại Đại học VNSG ở Surat, Ấn Độ để giới thiệu nguyên lý tu luyện “Chân, Thiện, Nhẫn” của môn tu luyện. (Ảnh từ Minh Huệ net)
Các giáo viên và sinh viên tại trường Đại học VNSG ở Surat, Ấn Độ đang tập bài công Pháp số hai của môn tu luyện Pháp Luân Công. (Ảnh từ Minh Huệ net)

Sự ủng hộ của tất cả mọi người trong hội trường

Các học viên Pháp Luân Công đã biểu diễn năm bài công pháp trên sân khấu, thu hút sự quan tâm và đón nhận từ tất cả mọi người trong hội trường. Mọi người cũng đã tham gia tập thử các bài công pháp và bày tỏ cảm ơn bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt.

Sau buổi giới thiệu, Hiệu trưởng Rameshdan C Ghadvi chia sẻ rằng môn tu luyện Pháp Luân Công thật tuyệt vời và hy vọng sẽ ngày càng có nhiều người hơn nữa biết đến Pháp Luân Công.

Các học viên đã tặng một bộ sách Pháp Luân Đại Pháp cho thư viện trường. Được biết, ông Rameshdan đã đọc sách ngay khi nhận được.

Ông Rameshdan C Ghadvi, hiệu trưởng Đại học VNSG, đang đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân. (Ảnh từ Minh Huệ net)

Vào cuối hoạt động, tất cả giáo viên và sinh viên có mặt đều nhận được tờ giới thiệu Đại Pháp do các học viên Pháp Luân Công tặng. Một nhân viên của trường bày tỏ mong muốn quảng bá Pháp Luân Đại Pháp trong cộng đồng của mình và tập hợp những người muốn học môn tu luyện này lại với nhau. Một số người còn để lại thông tin liên lạc của các học viên Pháp Luân Công ở địa phương để họ có thể liên lạc với nhau trong tương lai và tổ chức thêm các lớp giới thiệu Pháp Luân Công.

Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp Ấn Độ

Tại Ấn Độ, một đất nước cổ xưa với nền di sản văn hóa hàng ngàn năm, nơi sản sinh ra văn hóa Phật giáo, Pháp Luân Công đã được nhiều người trong nước rất ủng hộ và đồng tình.

Theo báo cáo trên tờ Minghui.net, người dân Ấn Độ đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở New Delhi từ đầu năm 2000.

Vào tháng 6 năm 2001, tờ ‘Tin tức Quốc gia’ của Ấn Độ đã giới thiệu Pháp Luân Công cho người dân. Cũng vào ngày 30 tháng 12 năm đó, tờ ‘Deccan Herald’ của Ấn Độ đã xuất bản một bài báo giới thiệu Pháp Luân Công, từ đó môn tu luyện đã trở nên rất phổ biến ở Ấn Độ.

Vào tháng 2 năm 2003, Ấn Độ đã giới thiệu ra cho người dân cuốn sách ‘Pháp Luân Công’ bằng tiếng Hindi. Đây là tác phẩm chính của Sư phụ Lý Hồng Chí. Cuốn sách đã được dịch sang 48 thứ tiếng và phổ biến trên khắp thế giới. Hiện tại, hai cuốn sách là ‘Chuyển Pháp Luân’ và ‘Pháp Luân Công’ đều đã được dịch sang 6 ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ, bao gồm cả tiếng Malayalam.

Vào tháng 5 năm 2003, The Times of India, tờ báo tiếng Anh có số lượng phát hành lớn nhất ở Ấn Độ, đã đưa tin về sự phổ biến của Pháp Luân Công ở Ấn Độ với tựa đề “Làn sóng Pháp Luân Đại Pháp lan đến bờ biển Ấn Độ”.

Ngày 20 tháng 1 năm 2004, tờ báo đưa tin với tiêu đề “Một niềm yêu thích thiền định Pháp Luân Đại Pháp” (A fancy for Falun Dafa mediation), đồng thời kèm theo lời giới thiệu rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện tâm linh với năm bài công pháp đơn giản, dựa theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, một phương pháp vừa giúp người học nâng cao cả về thể chất, trí óc lẫn tinh thần.

Vào tháng 9 năm 2004, Pháp Luân Đại Pháp được thành lập tại Mumbai và trở thành một tổ chức hợp pháp được chính phủ công nhận.

Đến năm 2009, Bengalore trở thành thành phố có số lượng học viên Pháp Luân Công nhiều nhất ở Ấn Độ. Vào thời điểm đó, giáo viên và học sinh ở hơn 80 trường học đều tập Pháp Luân Công.

Trong những năm qua, dựa vào phương thức “người truyền người, tâm truyền tâm”, các điểm luyện Pháp Luân Công đã xuất hiện rất nhiều trong các thành phố lớn ở Ấn Độ. Và cho đến ngày nay, mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội ở Ấn Độ đều có cơ hội tu luyện Pháp Luân Công.

Ấn Độ là một quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc, người dân thiện lương, chân thành. Pháp Luân Công đã được truyền tới rất nhiều vùng, kể cả các vùng có dân cư sống rải rác, khu vực hẻo lánh ở Ấn Độ.

Môn khí công này cũng xuất hiện trong nhiều trường học các cấp khác, và thậm chí được dạy cho các trường đào tạo cảnh sát cũng như lực lượng cảnh sát đặc nhiệm.

Học viện Đào tạo Cảnh sát tại Delhi năm 2009. (Ảnh: Minghui.org)
Lực lượng Cảnh sát Đặc nhiệm tại Hyderabad năm 2013. (Ảnh: Minghui.org)
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Tuệ Di, Trúc Nhi t/h

Tuệ Di, Trúc Nhi t/h

Published by
Tuệ Di, Trúc Nhi t/h

Recent Posts

Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An bị khởi tố

Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An…

2 giờ ago

Reuters: Israel đã nhận hàng chục ngàn quả bom Mỹ kể từ cuộc chiến Gaza

Chính quyền Biden đã cung cấp cho Israel một lượng lớn vũ khí đạn dược…

5 giờ ago

Indonesia có kế hoạch áp thuế nhập khẩu lên tới 200% đối với hàng hóa Trung Quốc

Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan hôm thứ Sáu (28/6) cho biết, Indonesia có…

5 giờ ago

BCTC PVN 2023: Doanh thu, lợi nhuận sụt giảm, tổng tài sản tăng vượt mức 1 triệu tỷ đồng

Doanh thu thuần 2023 của PVN đạt 517.000 tỷ đồng, giảm gần 8%; lợi nhuận…

5 giờ ago

Ông Donald Trump khen ngợi hai người điều hành tranh luận

Ông Donald Trump khen ngợi hai người điều hành cuộc tranh luận đầu tiên giữa…

5 giờ ago

Bloomberg: Các nhà tài trợ của Đảng Dân chủ muốn ông Biden rút lui

Các thành viên Đảng Dân chủ Hoa Kỳ và các nhà tài trợ đang thảo…

5 giờ ago