Tự bỏ tiền để dạy học cho trẻ em trong bộ lạc du mục biển

Người Bajau Laut hay còn gọi là “những người digan trên biển” là bộ lạc du mục biển ở Đông Nam Á, họ dành phần lớn cuộc đời của mình trên biển cả. Vì họ hiếm khi đặt chân lên đất liền nên trẻ em Bajau Laut không được đến trường, không được như những đứa trẻ đồng trang lứa khác.

Một người đàn ông ở Malaysia đã nhìn thấy sự thiếu thốn trong lối sống và giáo dục của các em nhỏ trong bộ lạc này nên sau đó anh đã quyết định thực hiện nhiệm vụ là đi đến những ngôi làng để dạy học cho các em.

Mỗi tuần, anh đều sẽ đến các làng khoảng 2-3 lần bằng tiền của chính anh để dạy học cho các em.

Trong bài viết trên Facebook hiện đang nổi tiếng do anh đăng tải, Khairul Jamain cho biết rằng ban đầu không dễ để kết bạn với người của bộ lạc Bajau Laut vì họ cảnh giác với người ngoài.

Anh đã dành khoảng 4 tháng ở biển Celebes, ngoài khơi bờ biển Semporna – nơi bộ lạc này xây dựng làng để quan sát lối sống của họ.

Trong khoảng thời gian quan sát những người digan biển, anh đã dần tiếp cận cộng đồng và nhận ra rằng trẻ em Bajau Laut thiếu thốn nền giáo dục chính quy.

Kể từ đó, anh đã quyết tâm trở thành giáo viên của các em nhỏ Bajau Laut này.

“Những người Bajau Laut tỏ ra rất sợ bút chì và giấy.”

“Tôi quyết tâm làm giáo viên ở đây, dù vậy, tôi không dạy ABC hay 123, bởi vì họ cần phải học cách sống, vì vậy tôi không dạy các em theo cách thông thường.”

“Thầy Khairul” luôn mang giấy, bút chì màu, phấn và bảng đến để dạy cho các em bằng cách vẽ, hát và kể chuyện, đây là một cách học mà anh nghĩ là tốt nhất để học các giá trị đạo đức.

Anh cũng nhớ lại lần đầu tiên anh biết được việc các em chưa bao giờ nhìn thấy một bộ bút chì màu trước khi anh đến.

“Tôi nhớ lần đầu tiên khi tôi đưa giấy và bút chì, các em không muốn chạm tay vào vì sợ và không biết cách sử dụng.”

“Đó là lý do vì sao tôi sẵn sàng dùng tiền của mình để đến thăm các em 2-3 lần mỗi tuần để dạy học, bởi vì tôi tin rằng các em có hy vọng. Tôi đã tiêu khoảng 400 Ringgit Malaysia (~2,25 triệu đồng) mỗi tháng để thuê thuyền đi đến làng của các em. Mỗi lần đi mất khoảng 30-50 phút.”

Dù đây là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng thầy Khairul không hề từ bỏ một cách dễ dàng. Hơn thế nữa, cộng đồng bộ lạc này đã chấp nhận thầy Khairul là một thành viên của họ.

Rõ ràng, dân làng thật sự rất biết ơn vì nỗ lực của thầy trong việc dạy học con cái của họ, cụ thể là có một người dân làng đã đặt tên con mình theo tên của thầy.

Hiện nay, tất cả niềm hy vọng của thầy Khairul là một ngày nào đó các em sẽ được đến trường.

“Ước mơ của tôi rất nhỏ nhoi, tôi muốn các em sẽ có ngôi trường của riêng mình để trẻ em Bajau Laut cũng được học tập. Nếu người Bajau Laut ở Indonesia được bảo vệ, được đi học và có quyền bình đẳng, vậy thì tại sao ở Malaysia lại không thể?”

Mọi người đều cảm động trước những hành động không chút vị kỷ của thầy Khairul.

Theo Good Times
Minh Ngọc

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Vụ cá chết trắng lồng trên sông Mã: Sở NN-PTNT Thanh Hóa nói gì?

Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã có báo cáo làm rõ nguyên nhân gần 13 tấn…

20 phút ago

Bạo loạn trong trường học Mỹ: Những người tổ chức đã được các nhóm cực tả đào tạo

Các cuộc bạo loạn trong khuôn viên trường học Mỹ phần lớn được thúc đẩy…

29 phút ago

Gen Z không hạnh phúc bằng các thế hệ trước, lý do là đây

Thật khó để chúng ta định nghĩa hạnh phúc nhưng một bộ phận Gen Z…

3 giờ ago

Miền Bắc sắp đón nắng nóng sau hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống

Khoảng giữa tháng 5 (ngày 15/5), khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có thể…

4 giờ ago

Chuyện người Hoa ‘chào đón’ mỗi khi ‘ông trùm’ ĐCSTQ công du nước ngoài

Mỗi khi ‘ông trùm’ ĐCSTQ đi thăm nước nào sẽ chứng kiến đông đảo người…

4 giờ ago

Việt Nam lên tiếng về kênh đào Phù Nam Techo

Việt Nam mong Campuchia tiếp tục phối hợp với Việt Nam và các nước trong…

4 giờ ago