Vỏ cam có thể khôi phục khu rừng nhiệt đới một cách kỳ diệu

Nhờ sức mạnh kỳ diệu của thiên nhiên, vùng đất khô cằn “vô hồn” được phủ 12.000 tấn vỏ cam đã hồi sinh thành một khu rừng nhiệt đới xanh ngút ngàn.

Các nhà khoa học của Đại học Princeton (Mỹ) đang rất đau đầu trong việc tìm cách khôi phục các vùng đất chết. Đó là những nơi bị khai thác quá mức nên không còn dấu vết của sự sống. Thật bất ngờ là vỏ cam – một thứ được cho là “rác thải” – lại chính là câu trả lời mà họ hằng tìm kiếm. 

(Ảnh: kisa2014/Shutterstock)

Trở lại năm 1997, hai nhà khoa học đến từ Đại học Princeton đã khởi động một dự án rất tham vọng ở Costa Rica. Dự án bắt đầu khi họ tiếp cận công ty sản xuất nước trái cây Del Oro – để đàm phán với họ về việc quyên tặng một vài khu đất của họ cho công viên quốc gia. Đổi lại công ty này sẽ được đổ vỏ cam ở những khu đất đó.

Vào thời điểm đó, khu vực làm thí nghiệm trông không có chút sức sống nào và đây là lựa chọn tốt nhất giúp công ty bỏ đi mảnh đất vô dụng, đồng thời tiết kiệm được rất nhiều tiền cho việc xử lý chất thải.

Không lâu sau, khoảng 12.000 tấn vỏ cam đã bị đổ bỏ trên mảnh đất khô cằn này. Nhà sinh thái học Timothy Treuer đến từ Đại học Princeton cho biết: “Trong vòng khoảng 6 tháng, chỗ vỏ cam đã chuyển thành một lớp đất mùn, đen và dày”. Đó là một sự khởi đầu đầy hứa hẹn nhưng dự án không thể kéo dài vì tranh chấp pháp lý giữa công ty nước trái cây và đối thủ cạnh tranh của nó. Theo quyết định của tòa án, cuộc thử nghiệm bắt buộc phải kết thúc nên “vùng đất vỏ cam” đã bị lãng quên trong suốt 15 năm sau đó.

Vào năm 2013 (15 năm sau), ông Treuer đến thăm Costa Rica và muốn xem lại tình trạng của mảnh đất thử nghiệm xưa. Ông không thể tin vào mắt mình, mảnh đất khô cằn ngày nào đã trở thành khu rừng rậm rạp, cây xanh trải khắp mọi nơi.

Các nhà khoa học đã so sánh vùng đất xanh mới này với vùng chưa từng được trộn vỏ cam và nhận thấy rằng vùng đất được “ủ phân cam” có chất lượng tốt hơn nhiều, rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho cây cối. Nghiên cứu cho thấy sinh khối xanh của khu đất đã tăng lên 176%.

(Ảnh: Princeton University)

Như vậy là từ xuất phát điểm là một thứ “rác thải”, vỏ cam đã được thiên nhiên và thời gian trợ giúp để trở thành một loại phân bón có ích cho cả một khu rừng. 

Bạn cũng có thể bón phân cho thảo mộc, hoa, rau trong vườn bằng các loại rác thải trong nhà bếp. Tuy nhiên, bạn không được coi khu vườn là nơi để đổ rác bừa bãi. Nếu muốn chăm sóc cây cối theo cách của dự án Costa Rica, bạn cần chọn lựa đúng loại chất thải được dùng để ủ phân và cũng phải nghiên cứu cách để trộn phân sao cho chính xác.

Xem hình ảnh về khu rừng này Tại Đây.

Minh Khuê (Theo Bright Side)

Xem thêm:

Minh Khuê

Published by
Minh Khuê

Recent Posts

Giá vàng SJC có thiết lập mặt bằng mới sau phiên đấu thầu?

Sau mỗi phiên đấu thầu thành công, giá vàng SJC lại tăng phi mã. Kết…

3 giờ ago

Ông Tygart: Olympic Paris sẽ thành thảm họa nếu bỏ qua gian lận doping của Trung Quốc

Ông Tygart cảnh báo rằng Olympic Paris có thể trở thành một thảm họa nếu…

9 giờ ago

Hà Nội dự kiến mở rộng gấp đôi đường Láng

Đường Láng sẽ được mở rộng từ khoảng 21 m cả hai chiều hiện nay…

10 giờ ago

Người đàn ông bị bắt và buộc tội vì cho du khách TQ mượn thẻ thành viên Costco

Gần đây, một người Mỹ gốc Hoa khai đã cho một du khách Trung Quốc…

11 giờ ago

“Cơn ác mộng lại đến” – Công dân Mỹ nói về việc cha bị bắt cóc phi pháp tại TQ

Cô Hàn, một công dân Hoa Kỳ, đã từng sống trong “ác mộng” suốt 13…

11 giờ ago

Gặp vô số người không bằng có quý nhân chỉ dạy

Tục ngữ có câu: "Gặp vô số người không bằng có quý nhân chỉ đường."…

12 giờ ago