Cá mập bị mất hết răng và da, có thể vì sống trong vùng nước ô nhiễm

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một nạn nhân mới của tình trạng ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Đó là một con cá mập mèo (catshark) có miệng màu đen, đặc biệt vùng răng, da và một số bộ phận khác của nó đã biến mất do bơi trong vùng nước bị ô nhiễm. 

Toàn thân con cá là màu vàng tái nhợt nhạt, ngoại trừ mắt, mang, và bụng là giữ nguyên màu bình thường (Ảnh tổng hợp)

Cụ thể, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cagliari (Ý) đã phát hiện thấy một con cá mập mèo không có da trong lúc thả lưới ở đảo Sardinia. Theo phân tích giải phẫu được công bố trên tạp chí Fish Biology, nhóm nghiên cứu cho biết nó không sở hữu bất kỳ kết cấu nào liên quan tới da của phân lớp cá mang tấm.

Đối với những loài cá mập thuộc phân lớp cá mang tấm, da đóng vai trò quan trọng như một cơ quan phòng vệ. Da tiết dịch nhầy được xem như phòng tuyến đầu tiên của hệ miễn dịch, chứa protein kháng khuẩn giúp ngăn chặn vi khuẩn tạo thành quần thể trên bề mặt. Được cấu tạo từ denticle, cấu trúc giống hình chiếc răng chồng lên nhau, da cũng là rào cản vững chắc để đối phó với động vật ăn thịt và ký sinh trùng.

Tuy nhiên, con cá mập mèo miệng đen (Galeus melastomus) hoàn toàn không có cấu tạo bảo vệ nói trên. Kết quả kiểm tra cho thấy loài cá này thiếu các cấu trúc liên quan tới da như thượng bì, trung bì, răng bì, ngoài ra nó cũng không có hàm răng.

>> Báo cáo LHQ 2019: Sự sống trên Trái đất có nguy cơ hủy diệt hoàn toàn

Con cá mập mắc vào lưới hồi tháng 7/2019 ở độ sâu khoảng 500 m thuộc vùng biển Sardinia. Phần da rất quan trọng đối với sự sinh tồn của cá mập, vậy nên các nhà nghiên cứu nhận định tình trạng thiếu da có thể khiến nó bị tử vong. Dẫu vậy, con cá mập vẫn phát triển bình thường và dường như có sức khỏe tốt. Cá mập mèo có thể ăn toàn bộ con mồi mà không cần răng. Do không có răng bì, cơ thể nó thiếu những vệt sậm màu thường gặp ở cá mập mèo miệng đen. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 14 sinh vật bên trong dạ dày của nó.

Con cá mập mèo bắt lên từ độ sâu 500m dưới đáy biển vào tháng 7/2019 (Ảnh: Antonello Mulas/Đại học Cagliari, Italy)

Theo các nhà nghiên cứu, việc tiếp xúc trong thời gian dài với các khu vực ô nhiễm hóa chất và quá trình ấm lên hoặc axit hóa của đại dương do biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ngoài ra, đây cũng có thể là kết quả từ quá trình phát triển phôi thai bị lỗi. Trên thực tế, việc hiểu rõ những bất thường là một bước quan trọng giúp bảo vệ động vật biển trong môi trường liên tục thay đổi.

Phan Anh (tổng hợp)

Published by

Recent Posts

Chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng bị khởi tố

Sai phạm của ông Phạm Bé xảy ra trong thời gian ông làm Giám đốc…

3 giờ ago

Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt giam

Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, có sai…

4 giờ ago

Sau NYT và RFA, Wall Street Journal tuyên bố rút khỏi Hồng Kông

Ngày 2/5, trước Ngày Tự do Báo chí Thế giới, tờ báo Wall Street Journal…

5 giờ ago

Bức xạ hạt nhân ở Nga làm người dân TQ giáp biên giới hoảng loạn

Một "nguồn phóng xạ" được phát hiện tại Khabarovsk của Nga, gần Trung Quốc, giá…

6 giờ ago

Vụ ngộ độc sau ăn bánh mì: Tổng cộng đã có 529 ca, 2 trẻ tiên lượng nặng

Liên quan vụ ngộ độc tập thể sau khi ăn bánh mì tại Đồng Nai,…

6 giờ ago

Cửa hàng hoa, dịch vụ cưới hỏi cháy trong đêm, bé 12 tuổi tử vong

Cửa hàng hoa bị cháy, hệ thống điện trong nhà tự ngắt khiến cửa cuốn…

7 giờ ago