Khoa Học - Công Nghệ

Công ty của Mỹ muốn xây ‘trạm xăng’ trên vũ trụ

Một công ty tại Mỹ đang có kế hoạch xây trạm xăng trên vũ trụ để tiếp nhiên liệu cho vệ tinh, giúp chúng tránh khỏi nguy cơ trở thành rác vũ trụ, theo hãng tin CNN.

(Ảnh minh họa: aappp/Shutterstock)

Kể từ giai đoạn đầu của kỷ nguyên vũ trụ, khi Sputnik I được phóng năm 1957, con người đã đưa hơn 15.000 vệ tinh vào quỹ đạo. Chỉ hơn một nửa vẫn còn hoạt động, số còn lại, sau khi hết nhiên liệu và ngưng hoạt động, đã bốc cháy trong bầu khí quyển hoặc trở thành rác vũ trụ.

Vậy nên, chúng là mối đe dọa đối với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và các vệ tinh khác. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ước tính rằng tính đến nay, đã xảy ra hơn 640 vụ vỡ, nổ, va chạm hoặc các sự kiện bất thường dẫn đến phân mảnh. Từ đó, hình thành một vùng rác vũ trụ quanh Trái Đất, bao gồm 36.500 vật thể kích thước hơn 10 cm và 130 triệu mảnh vỡ có đường kính lên tới 1 cm.

Được biết, việc dọn dẹp chúng rất tốn kém và phức tạp, khi có nhiều kế hoạch cần thực hiện nhưng vẫn chưa có kết quả rõ ràng.

Một trong những biện pháp để giải quyết vấn đề là ngừng tạo ra thêm nhiều rác vũ trụ, bằng cách tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh thay vì vô hiệu hóa khi chúng hết năng lượng.

CEO của công ty Orbit Fab có trụ sở tại Mỹ, ông Daniel Faber cho biết: “Hiện tại, bạn không thể tiếp nhiên liệu cho vệ tinh trên quỹ đạo”. Và công ty Orbit Fab muốn thay đổi điều này.

Khái niệm tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh trên quỹ đạo đã được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tiên phong vào năm 2007. Khi đó, NASA phối hợp với Cơ quan Các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến của Mỹ (DARPA) và Boeing phóng Orbital Express, một sứ mệnh liên quan đến hai vệ tinh đã tiếp cận và trao đổi nhiên liệu thành công.

Sau đó, NASA thực hiện Sứ mệnh tiếp nhiên liệu bằng robot (RRM), nhằm tìm hiểu thêm thách thức của việc tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh hiện có. NASA đang nghiên cứu tàu vũ trụ OSAM-1, dự kiến phóng vào năm 2026, để tiếp nhiên liệu cho vệ tinh quan sát Trái Đất Landsat-7. NASA cho biết OSAM-1 sẽ có tổng chi phí khoảng 2 tỷ USD. Ông Faber nhận định kế hoạch của NASA là “phẫu thuật” vệ tinh để tiếp cận ống nhiên liệu, tuy nhiên, điều này sẽ gây tốn kém.

Orbit Fab không có kế hoạch giải quyết các vệ tinh hiện có. Thay vào đó, công ty muốn tập trung vào những sản phẩm chưa ra mắt và trang bị cho chúng một cổng tiêu chuẩn có tên gọi RAFTI, giúp đơn giản hóa đáng kể hoạt động tiếp nhiên liệu và giảm giá thành.

Orbit Fab tự quảng cáo với khẩu hiệu “trạm xăng trong không gian”, đang nghiên cứu một hệ thống bao gồm cổng nhiên liệu, tàu con thoi tiếp nhiên liệu và tàu chở nhiên liệu hoặc trạm xăng trên quỹ đạo mà tàu con thoi có thể lấy nhiên liệu từ đó. Orbit Fab rao giá 20 triệu USD cho việc cung cấp hydrazine, chất đẩy vệ tinh phổ biến nhất, trên vũ trụ.

Khách hàng tư nhân đầu tiên của Orbit Fab là Astroscale, một công ty dịch vụ vệ tinh của Nhật Bản đã phát triển vệ tinh đầu tiên được thiết kế để tiếp nhiên liệu có tên LEXI. Nó sẽ được gắn các cổng RAFTI và dự kiến ra mắt vào năm 2026.

Phan Anh

Video: Thế nào là “mỹ nhân” theo tiêu chuẩn người xưa?

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Ninh Bình rót thêm gần 80 tỷ giải cứu trường bị ‘đắp chiếu’ hơn 10 năm

Dự án xây dựng trường THPT Vũ Duy Thanh được UBND tỉnh Ninh Bình bố…

2 giờ ago

Reuters: OpenAI có kế hoạch công bố sản phẩm tìm kiếm cạnh tranh với Google

Tờ Reuters cho biết, theo hai nguồn tin quen thuộc, công ty OpenAI đang có…

4 giờ ago

Cậu bé 9 tuổi chạy gần 2 km trong bóng tối tìm người giúp bố mẹ gặp tai nạn

Tuy chỉ mới 9 tuổi nhưng cậu bé Branson đã có hành động rất dũng…

4 giờ ago

UAV Trung Quốc có thể đã bay vào Nhật Bản để chụp ảnh các tàu sân bay

Có vẻ như một UAV của Trung Quốc đang bay ở độ cao thấp trên…

5 giờ ago

Ông Tập Cận Bình thăm Hungary: Cờ Tây Tạng, trang phục Winnie the Pooh, và thông tin tới EU

Trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tại Hungary, cờ Tây Tạng của người…

5 giờ ago

Tòa án phúc thẩm bác kháng cáo của ông Hunter Biden về vụ sở hữu súng

Một tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ hôm thứ Năm (9/5) đã bác yêu…

5 giờ ago