Tìm thấy loài “kiến nổ” ở đảo Borneo: Hy sinh vì cả đàn

Khi đối diện với kẻ thù, loài “kiến nổ” Đông Nam Á hành động chính xác như cái tên của chúng: phát nổ. Sau hàng thập niên bị lãng quên, các nhà nghiên cứu đã hoàn thành một bản khảo sát chi tiết đối với loài kiến bí ẩn này, đồng thời tìm ra thêm hơn chục loài thuộc cùng nhóm, trong đó có 1 loài hoàn toàn mới đối với giới khoa học.

Một kiến thợ sắp “phát nổ” với phần thân sau nhô cao trong tư thế phòng thủ (ảnh: Alexey Kopchinskiy)

Các loài kiến có những hành vi vì-cộng-đồng đáng kinh ngạc, như kết thành cầu và bè bằng chính cơ thể chúng hay đưa những con kiến bị thương từ chiến trường trở về, hoặc cùng nhau trồng cây để làm tổ… Nhưng khi nói về sự hy sinh, loài “kiến nổ” sống trên cây ở Đông Nam Á quả là đáng kinh ngạc bởi chúng sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ tổ.

Khi phải đối mặt với mối đe dọa như một loài côn trùng săn mồi, một kiến thợ có thể chủ ý bứt tung vách bụng của mình. Tất nhiên không phải là phát nổ kèm theo quả cầu lửa như các pha hành động trong phim Hollywood, mà là một “đòn hy sinh” làm bắn ra cho chất dịch nhầy và độc từ các tuyến trong bụng chúng – đủ để giết chết kẻ tấn công. Đây là một hành động tự kết liễu bản thân, nhưng chiêu thức chiến tranh hóa học này cũng giúp con kiến hoàn thành mục tiêu bảo vệ tổ của nó.

3 con kiến nổ thực hiện hành vi tự phát nổ khi đối đầu với một con kiến thợ dệt. (ảnh: Alexey Kopchinskiy)

Các nhà khoa học gọi đây là “tự tử vị tha”, nó cũng xuất hiện ở một vài loài mối. Khác với tính cá thể của đa số các động vật, loài kiến và mối làm việc vì lợi ích của cả tổ – đó là lý do vì sao loài kiến được xem là có tính xã hội và thống nhất cao.

Các nhà khoa học đã biết tới loài kiến nổ này được hơn 100 năm. Có một số loài đã được thu thập trong nửa đầu thế kỷ 20. Nhưng kỳ lạ thay, không có loài mới nào được tìm thấy sau năm 1935, dẫn tới sự khan hiếm hiện vật. Điều này khá kỳ lạ, do đó một nhóm nhà khoa học nhiều ngành đã tới thăm dò ở đảo Borneo, Thái Lan và Malaysia để tìm kiếm loài kiến độc đáo này.

Kết quả khảo sát của nhóm đã được đăng tải trên táp chí khoa học ZooKeys, xác nhận 15 loài kiến nổ khác nhau, trong đó có 1 loài khoa học mới biết tới. Loài mới này được gọi là Colobopsis explodens nhưng các nhà nghiên cứu thích gọi nó là “nhầy vàng” vì loại chất dịch màu vàng sáng mà nó tiết ra. Loài này cũng được xem là loài kiểu mẫu trong họ kiến nổ và sẽ trở thành điểm tham chiếu trong các nghiên cứu tương lai. Sở dĩ như vậy là vì chúng rất hay tự sát khi bị đe dọa (ví dụ như khi các nhà nghiên cứu tới quá gần các kiến thợ).

Cũng có một số loài đặc biệt khác như kiến nổ “gác cửa” – có đầu to bè dùng để chặn cửa hang khi cần thiết.

Kiến nổ “gác cửa” (ảnh: Heinz Wiesbauer)

Nhìn chung loài kiến nổ này thích ăn tảo, rêu, nấm, côn trùng chết, trái cây và cá. Vẫn còn rất nhiều điều để nghiên cứu về chúng như hành vi, loại hóa chất tiết ra, cấu tạo cơ thể…

Theo Gizmodo,
Phong Trần

Published by

Recent Posts

Mẫu sổ đỏ, sổ hồng được đề xuất in thêm mã QR

Theo Bộ TN-MT, mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới sẽ chỉ còn…

1 giờ ago

Đồng Nai: Phải tiêm vắc-xin phòng dại sau khi giết, ăn thịt chó dại

Một số người tại xã Cây Gáo (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) đã làm…

2 giờ ago

8 người bị cáo buộc mạo danh phóng viên cưỡng đoạt tài sản doanh nghiệp

Các bị can tổ chức hoạt động theo từng nhóm liên huyện, liên tỉnh, trao…

3 giờ ago

Không được tài trợ, vận động viên làm việc ở Walmart kiếm tiền thi Olympic Trials

Dylan Beard là một vận động viên đáng ngưỡng mộ. Dù là trên đường đua…

4 giờ ago

Luật quân dịch mới của Ukraine cho phép cả người nhiễm HIV nhập ngũ

Công dân Ukraine bị nhiễm HIV, bệnh lao phổi và ung thư, cũng như một…

5 giờ ago

Trung Quốc: Nhà tù lớn nhất thế giới dành cho các nhà báo

Trung Quốc không chỉ giam giữ nhiều nhà báo hơn bất kỳ nước nào trên…

6 giờ ago