NYT: Trung Quốc dùng buôn lậu và công ty bình phong để mua chip của Mỹ
- Bình Minh
- •
Từ tháng 10/2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã hạn chế xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo (AI) và thiết bị bán dẫn sang Trung Quốc. Tuy nhiên, theo New York Times, do nhu cầu mạnh mẽ, Trung Quốc đã thông qua việc buôn lậu và các công ty bình phong để lách lệnh cấm xuất khẩu chip của Mỹ, với giao dịch trị giá 103 triệu USD.
Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (C4ADS), một tổ chức phi lợi nhuận, đã phỏng vấn 85 quan chức đương nhiệm và đã miễn nhiệm của Hoa Kỳ, cùng các nhà điều hành doanh nghiệp và nhà phân tích ngành, cũng như xem xét hồ sơ công ty và các chuyến thăm tới các công ty ở Bắc Kinh, Côn Sơn và Thâm Quyến.
Báo cáo của C4ADS kết luận rằng ngay cả khi có lệnh cấm, các công ty Trung Quốc vẫn hoàn thành giao dịch trị giá 103 triệu USD. Ít nhất hơn 10 doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã mua chip mà Mỹ cấm xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo các bài báo đã xuất bản và thông cáo báo chí của trường đại học, tháng 11/2022, Đại học Sun Yat-sen (Trung Sơn) đã bắt đầu sử dụng máy tính chip A100 của NVIDIA cho tính toán hiệu năng cao. Các nhà nghiên cứu tại đơn vị này sử dụng hệ thống trên để chế tạo các mô hình tên lửa và ngư lôi.
Năm 2019, một trung tâm siêu máy tính được thành lập ở Đông Bắc Trung Quốc cũng sử dụng chip của NVIDIA, AMD và Intel. Theo trang web của trung tâm, hệ thống này có thể phân tích hình ảnh vệ tinh về hoạt động xây dựng đảo và rạn san hô của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như phân tích dấu vết radar do máy bay chiến đấu tàng hình để lại.
Ở miền trung Trung Quốc, còn có một trường đại học liên kết với Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cũng sử dụng chip NVIDIA, AMD và Intel. Loại máy tính hiệu năng cao này được sử dụng để nghiên cứu vũ khí hạt nhân. Tháng 5 năm nay, Hoa Kỳ đã thêm trường đại học này vào danh sách thực thể của mình.
Theo quy trình chỉ định chính sách, Cơ quan Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Hoa Kỳ chịu trách nhiệm lập danh sách các công ty bị trừng phạt, còn gọi là “Danh sách thực thể”, cấm các công ty Hoa Kỳ xuất khẩu một số sản phẩm cho các công ty trên những danh sách này. Sau khi ông Biden nhậm chức, danh sách này chủ yếu là các công ty quốc phòng Trung Quốc.
Từ kinh nghiệm thực thi, các quan chức Hoa Kỳ chỉ ra rằng các công ty Hoa Kỳ thường cố gắng hết sức tuân thủ các quy tắc, nhưng một số công ty cũng cố gắng tìm ra một số sơ hở, như sắp xếp lại hoạt động kinh doanh thông qua các đối tác mới hoặc các công ty con ở nước ngoài.
Các cựu quan chức nói với New York Times, rằng danh sách thường chỉ chứa tên và địa chỉ của công ty. Vì vậy các công ty bị trừng phạt có thể tránh bị đưa vào danh sách bằng cách chuyển sang con phố tiếp theo, thay đổi địa chỉ hoặc thành lập một công ty mới, nhằm tránh bị trừng phạt trong nhiều năm mà không bị phát hiện.
Việc thành lập một công ty mới bởi các giám đốc điều hành công ty cũng xảy ra ở thị trường bán dẫn của Trung Quốc. Chỉ trong vài năm, công ty này đã trở thành một trong những nhà sản xuất máy chủ AI lớn nhất Trung Quốc, và cũng trở thành đối tác của NVIDIA, Intel và Microsoft.
Các công ty Mỹ này đã lợi dụng tình thế này, và tìm ra cách giải quyết để tiếp tục bán những sản phẩm đặc biệt này sang Trung Quốc.
Công ty này là Nettrix. Các giám đốc điều hành của Nettrix đều đến từ công ty bị trừng phạt Sugon, công ty liên kết trực tiếp với Viện Khoa học Trung Quốc và có mối quan hệ chặt chẽ với Quân đội Giải phóng Nhân dân. Các sản phẩm của công ty này chủ yếu được sử dụng cho mục đích quân sự và giám sát các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc.
Sau khi Nettrix được thành lập, NVIDIA, Intel và Microsoft đã nhanh chóng thiết lập mối quan hệ với Nettrix.
Tại buổi ra mắt sản phẩm, ông Ashok Pandey, người phụ trách mảng Trung Quốc của NVIDIA cũng chỉ ra, Nettrix đã trở thành một đối tác quan trọng của NVIDIA. Cấp quản lý quan trọng của Nettrix đều quen thuộc với mọi người.
Tuy nhiên, Nettrix phủ nhận mọi mối liên hệ với Sugon và Viện Khoa học Trung Quốc, đồng thời phủ nhận việc công ty này được thành lập để lách các biện pháp trừng phạt trong danh sách thực thể của Hoa Kỳ.
Từ năm 2021, vị trí thống trị của các sản phẩm AI của NVIDIA tại thị trường Trung Quốc đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ chính quyền Biden.
Tháng 8/2022, chính quyền Biden đã cấm công ty này bán máy tính A100 mới nhất cho thị trường Trung Quốc. Nhưng NVIDIA đã ngay lập tức tung ra A800 bằng cách làm suy yếu một số chức năng của A100, và bắt đầu bán nó một tháng sau khi lệnh cấm được ban hành. Người mua Trung Quốc cũng nhanh chóng tích trữ A800 với số lượng lớn.
Tuy nhiên, vào tháng 10/2023, chính quyền Biden lại tiếp tục cấm xuất khẩu A800 của NVIDIA sang Trung Quốc.
Ngoài ra, hồ sơ thương mại mà C4ADS thu được còn cho thấy, hồ sơ khai báo của một lô máy chủ được gửi từ Việt Nam tới Bắc Kinh là loại chip bị Mỹ cấm xuất khẩu. Trong nhiều trường hợp, các công ty thường xuyên khai man những hàng cấm đó bằng tên của những hàng hóa khác.
Theo hồ sơ từ các nền tảng dự báo kinh doanh Wirescreen và Datenna, vào tháng 7, NVIDIA đã liệt kê 136 công ty Trung Quốc là đối tác trên trang web của mình.
Ít nhất 24 công ty trong số đó có hợp đồng mua sắm với quân đội Trung Quốc, hoặc được sở hữu một phần bởi một nhà thầu hoặc tổ chức quốc phòng trong Danh sách thực thể do Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố.
Vào tháng 5, một đối tác của Nvidia đã được đưa vào Danh sách thực thể, vì năm 2023 đã hỗ trợ khinh khí cầu trinh sát độ cao bay khắp nước Mỹ.
Bình Minh (t/h)
Xem thêm:
Từ khóa AI Chip AI NVIDIA Cuộc chiến chip