UFO xuất hiện ở Biển Đông, nghi là “khinh khí cầu giám sát” của Trung Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin một vật thể bay không xác định được tìm thấy ở vùng trời Biển Đông gần đảo Luzon của Philippines, có thể bay ở tầm cao trong thời gian dài. Một số suy đoán đây có thể là khí cầu tầng bình lưu do Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ) phát triển để do thám hoặc giám sát.

Các báo cáo trước đó tiết lộ quân đội Trung Quốc đang phát triển các nền tảng hạng nhẹ tầm cao, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát tầm xa trong thời gian dài, cùng các nhiệm vụ khác. Những vật thể bay như vậy rất phù hợp cho các hoạt động trong lĩnh vực này.

Ngày 20/12, The War Zone đưa tin, theo “The Drive” – một chuyên mục quân sự của truyền thông trực tuyến của Hoa Kỳ, khí cầu tầng bình lưu xuất hiện trên đảo Luzon có cánh đuôi, có thể là một vật thể bay không xác định (UFO) bằng kim loại.

Báo cáo cũng cho biết, cuối tuần qua lần đầu tiên những bức ảnh này xuất hiện trên Facebook, nhưng bài đăng gốc đã bị xóa hoặc khóa, khiến cư dân mạng không thể nhìn thấy. Tuy nhiên, những bức ảnh được chụp màn hình và chuyển tiếp vẫn lan truyền trên mạng xã hội, truyền thông địa phương ở Philippines cũng đưa tin.

(Nội dung tweet: “Bức ảnh này được chụp gần đây ở Pangasinan, Phillipines, được đăng bởi Redditor gagsti02”)

Những bức ảnh này được cho là do cư dân của tỉnh Pangasinan, đảo Luzon chụp. Nhìn vào các bức ảnh, vật thể dường như là một khí cầu hình giọt nước với 4 cánh đuôi. Hình ảnh không hoàn toàn hiển thị rõ ràng rằng liệu nó có bề ngoài mờ hay làm bằng kim loại.

Các bức ảnh cho thấy vật thể bay có độ phản chiếu cao, nên nhiều khả năng thân của nó được làm bằng kim loại. Tuy nhiên, cũng có thể tạo ra hiệu ứng phản chiếu này bằng cách sản xuất từ ​​nhiều loại vật liệu khác nhau.

Ngoài ra, tờ “Thế giới Không quân” cũng đăng ảnh trên Weibo, thừa nhận “không khí cầu tầng bình lưu “Viên Mộng” của Trung Quốc đã xuất hiện trong tầm mắt của người dân Philippines”.

Ngày 21/12/2022, tờ “Thế giới Không quân” đã đăng một bức ảnh trên Weibo, thừa nhận rằng “không khí cầu tầng bình lưu ‘Viên Mộng’ của Trung Quốc đã xuất hiện trong tầm mắt của người dân Philippines”. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Có thể đây là khí cầu tầng bình lưu “Thiên Hằng” hay “Viên Mộng” của ĐCSTQ

Báo cáo cũng cho biết hình dáng tổng thể của khí cầu này có nhiều điểm tương đồng với một số vật thể bay tầm cao trong thời gian dài, mà các công ty Trung Quốc đang nghiên cứu.

Nhiều khả năng đây là khí cầu tầng bình lưu “Thiên Hằng” hay “Viên Mộng” do ĐCSTQ phát triển. Hai khí cầu này có thể chạy bằng năng lượng mặt trời, được trang bị hệ thống đẩy, có thể tự di chuyển, và khó bị radar phát hiện do tầm bay của chúng nằm trong tầng bình lưu.

Khí cầu có động cơ đẩy và các hệ thống khác ở bên ngoài, chủ yếu dành cho các hoạt động ở độ cao tầng bình lưu. Cả hai khí cầu này được cho là đã bay ít nhất một lần. Tầng bình lưu thường được định nghĩa là từ cự ly từ 23.000 – 66.000 feet trên bề mặt Trái đất.

Báo cáo chỉ ra rằng một bài báo học thuật được đăng trên “Tạp chí Khoa học Hàng không Trung Quốc” năm 2018 từng đề cập, khí cầu tầng bình lưu “Thiên Hằng” có đặc điểm là có thể bay cao trong thời gian dài, có thể thay thế các vệ tinh quỹ đạo thấp của trái đất. Chúng quan sát trái đất, giám sát hàng hải, cảnh báo sớm tên lửa, là trạm chuyển tiếp tín hiệu và các nhiệm vụ khác.

“Liberty Times” (Thời báo Tự do) của Đài Loan dẫn lời blogger quân sự Trung Quốc “Lương Vô Cữu” nói rằng “Viên Mộng” – khí cầu tại không gian gần (tầng bình lưu) mới là thiết bị kép điển hình sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự

Khinh khí cầu “Viên Mộng” là lựa chọn tốt nhất để giám sát và quản lý tàu ở Biển Đông, đồng thời cung cấp dịch vụ chuyển tiếp liên lạc.

Báo cáo cũng cho biết, đối với quân đội Trung Quốc, điều quan trọng là phải triển khai khí cầu tầm cao và thời gian dài đến Biển Đông. Chúng có thể tiếp tục cung cấp thông tin tình báo, giám sát và trinh sát chung (ISR), giám sát hàng hải và hỗ trợ chuyển tiếp thông tin liên lạc và chia sẻ dữ liệu trên phạm vi rộng.

Điều này sẽ mang lại lợi ích cho quân đội Trung Quốc được phân bố trong khu vực này, gồm cả những lực lượng được triển khai trên các đảo và rạn san hô nhân tạo tương đối xa.

Lợi ích của khí cầu tầng bình lưu là chúng có thể đạt độ cao cao hơn máy bay chiến đấu, vì vậy việc đánh chặn và phát hiện chúng đã trở thành một thách thức.

Do hình dạng, cấu trúc và tốc độ chậm, những vật thể bay này rất khó bị các nhà quan sát trên mặt đất phát hiện, chúng cũng khó bị radar truyền thống theo dõi. Điều này giúp các khí cầu này có thể đi qua một số khu vực nhất định và thu thập thông tin mà không bị phát hiện và gây ra sự phản đối.

Văn Khả Y

Published by
Văn Khả Y

Recent Posts

Nhiều công an, thẩm phán, kiểm sát viên… bị bắt, khởi tố

Nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tham ô…

3 giờ ago

Đặt 3 loại cây này trong phòng sẽ giúp xua đuổi muỗi hiệu quả

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có khoảng…

5 giờ ago

Chủ tịch Ủy ban châu Âu: Cần ngăn xe điện giá rẻ TQ do nhà nước trợ cấp

Bà von der Leyen cho biết châu Âu cần ngăn chặn xe điện Trung Quốc…

7 giờ ago

Mỹ lên án tòa án Hồng Kông cấm bài hát dân chủ “Glory to Hong Kong”

Việc cấm bài hát “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng” một lần nữa làm dấy…

7 giờ ago

Lũ lụt kỷ lục ở miền nam Brazil khiến 90 người chết, 150.000 người mất nhà cửa

Tại bang Rio Grande do Sul ở miền nam Brazil, mưa lớn liên tục từ…

7 giờ ago

Doanh nghiệp kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Các doanh nghiệp có thị phần lớn như Petrolimex, PVOil kiến nghị bỏ quỹ bình…

8 giờ ago