Categories: Kinh TếKinh doanh

Cuộc chiến của người tiêu dùng Mỹ nhắm vào doanh nghiệp cực tả “thức tỉnh”

“Một cuộc chiến thầm lặng đang diễn ra chống lại những doanh nghiệp ‘thức tỉnh’ ở Mỹ”, tờ Epoch Times tiếng Anh đã có bài trích dẫn quan điểm của các nhóm bảo thủ. Bài viết này xem xét sức mạnh của người tiêu dùng Mỹ trong việc “nói không” với các công ty “thức tỉnh”, đồng thời chỉ ra lý do tại sao một số công ty thà mất tiền vẫn đi theo hướng này.

Loại bia Bud Light bán chạy nhất ở Mỹ trong hơn hai thập niên, nhưng chưa đầy hai tháng qua đã chứng kiến ​​doanh số sụt giảm mạnh làm giá trị cổ phần của công ty giảm gần 1/4. (Nguồn: monticello/ Shutterstock)

“Chứng kiến ​​giá cổ phiếu giảm mỗi ngày, một lần nữa chứng minh rằng gia nhập ‘thức tỉnh’ (woke) đồng nghĩa với phá sản”, Viện trưởng Paul (Paul du Quenoy) của Viện Tự do Palm Beach (Palm Beach Freedom Institute) viết trên News Week.

“Một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra chống lại thế giới doanh nghiệp ‘thức tỉnh’ ở Mỹ”, tờ Epoch Times tiếng Anh đã đăng một bài báo trích dẫn quan điểm của các nhóm bảo thủ ở Mỹ chỉ ra, việc người tiêu dùng Mỹ tẩy chay những công ty cực tả khuyến khích “thức tỉnh” là chìa khóa để đảo ngược hoạt động chủ nghĩa cấp tiến về chủng tộc, giới tính và môi trường của nhiều doanh nghiệp Mỹ.

Loại bia Bud Light bán chạy nhất ở Mỹ trong hơn hai thập niên, nhưng trong vòng chưa đầy hai tháng qua đã chứng kiến ​​doanh số sụt giảm mạnh, khiến nó văng khỏi vị trí hàng đầu và giá trị cổ phiếu giảm gần 1/4, tác động xấu đến triển vọng của thương hiệu này.

Thương hiệu thời trang bình dân Target nổi tiếng của Mỹ cũng mất 10 tỷ USD trong 10 ngày, bị Phố Wall 2 lần hạ bậc trong vòng chưa đầy 1 tháng.

Hai công ty này là đại diện của các công ty Mỹ đang tích cực gia nhập hàng ngũ “thức tỉnh” cực tả, khiến hoạt động kinh doanh của họ và các công ty “thức tỉnh” khác sa sút nghiêm trọng, điều này đã thu hút sự chú ý rộng rãi.

Quan sát: Tham gia “thức tỉnh” có nghĩa theo hướng phá sản

AP trích dẫn dữ liệu Nielsen được phân tích bởi công ty tư vấn Bump Williams Consulting ngày 14/6 cho hay, trong tháng kết thúc ngày 3/6, bia Modelo Especial (Mexico) đã có doanh số bán lẻ vượt hơn 100 loại bia nhẹ tại Mỹ. Modelo chiếm 8,4% doanh số bán hàng tại cửa hàng tạp hóa, tiện lợi và rượu ở Mỹ, trong khi Bud Light giảm xuống 7,3%. Điều đó đã đẩy Bud Light xuống vị trí thứ 2 lần đầu tiên sau hơn hai thập niên với tư cách là loại bia bán chạy nhất của Mỹ.

Thông tin cho biết đây là cột mốc quan trọng trong sự sụt giảm doanh số của Bud Light kể từ đầu tháng 4, khi đó Bud Light hợp tác với người có ảnh hưởng chuyển giới Dylan Mulvaney để khởi động chiến dịch ủng hộ người đồng tính và chuyển giới – động thái làm nhiều người tiêu dùng tức giận và thề tẩy chay thương hiệu này.

Dylan Mulvaney. (Nguồn: lev radin/ Shutterstock)

Theo Dave William, phó chủ tịch phụ trách phân tích của Bump Williams Consulting, kể từ năm 2001 Bud Light đã trở thành loại bia bán chạy nhất ở Mỹ. Ông tin rằng từ dữ liệu của năm nay cho thấy Bud Light vẫn có khả năng tiếp tục giành được vị trí này.

Nhưng Modelo dường như có lợi thế hơn với doanh thu bằng USD tăng theo tỷ lệ phần trăm hai con số mỗi tuần. Theo ông Dave Williams, trong tuần kết thúc ngày 3/6, so với một năm trước đó thì doanh số bán lẻ của Bud Light tại Mỹ đã giảm 24%, trong khi doanh số của Modelo tăng 12%.

Daily Wire đưa tin ngày 14/6 rằng nhà phân tích đồ uống tại JPMorgan Chase là Jared Dinges cho biết: “Chúng tôi tin trong tương lai gần, một phần lớn lượng tiêu thụ của Mỹ sẽ chứng kiến gia tăng mạnh những người không uống Bud Light. Chúng tôi nghĩ rằng khối lượng hàng năm [của Bud Light] sẽ giảm 12 % – 13% là giả định hợp lý”.

Phóng viên David Hookstead của trang web tin tức Outkick tập trung vào thể thao và văn hóa, đã viết một bài ngày 30/5 cho hay rằng việc Bud Light hợp tác với Dylan Mulvaney là “màn tự sát”.  Ông rất bi quan về  Bud Light: “Suy thoái của thương hiệu bia này chắc chắn là ví dụ điển hình nhất cho việc gia nhập ‘tỉnh thức’ để phá sản. Mọi người thường chỉ uống Bud Light, vì họ muốn một ly bia nhẹ sau một ngày làm việc vất vả hoặc trong khi xem một sự kiện thể thao. Nhưng công ty đã tham gia ‘thức tỉnh’ bằng cách hợp tác với Dylan Mulvaney. Những gì còn lại chỉ là lịch sử”.

Giá trị cổ phiếu của Bud Light cũng giảm đáng kể. Viện trưởng Paul Duquino của Viện Tự do Palm Beach đã viết trên Newsweek ngày 1/6 rằng Bud Light đang thuê người chuyển giới Dylan Mulvaney quảng bá nhãn hiệu bia của họ trong thời gian 6 tuần, làm cho công ty mẹ mất hơn 15 tỷ USD, khiến giá trị cổ phiếu của họ giảm hơn 23%.

Đề cập đến thương hiệu thời trang của Target, ông Duqueno cho biết sau khi CEO Brian Cornell của Target đưa ra tuyên bố vào giữa tháng 5 ủng hộ LGBTQ+ và tung ra quần áo thể hiện sự ủng hộ LGBTQ+ thì, “Chỉ trong 10 ngày, Target đã mất 10 tỷ USD, chứng kiến ​​giá cổ phiếu của công ty giảm từng ngày, một lần nữa chứng minh rằng tham gia ‘thức tỉnh’ đồng nghĩa với phá sản”.

Ông Duquino cũng đề cập giá cổ phiếu của công ty Disney cuốn vào “thức tỉnh” đã giảm 1/3 kể từ tháng 8/2022 và không có dấu hiệu phục hồi. Dữ liệu từ tháng 5 năm nay cho thấy số người đăng ký dịch vụ phát trực tuyến Disney+ đã mất 4 triệu người. Disney cũng thông báo giảm 7000 nhân viên và cắt giảm 1 tỷ USD vốn đầu tư theo kế hoạch.

Người tiêu dùng tẩy chay là chìa khóa

Nói với Epoch Times về làn sóng tẩy chay ồ ạt của người tiêu dùng Mỹ đối với các công ty “thức tỉnh”, nhà nghiên cứu Scott Shepard tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Công Quốc gia (NCPPR) và là giám đốc Dự án Doanh nghiệp Tự do (Free Enterprise Project) của trung tâm cho hay: “Lần này chúng ta thấy điều gì đó rất khác biệt. Bởi vì không chỉ những người bảo thủ (những người luôn quan tâm đến những thứ như vậy), mà là trên phạm vi rộng rãi hơn của nước Mỹ”.

Tờ Epoch Times bản tiếng Anh đưa tin hôm 14/6, trích dẫn tuyên bố từ chính người của nhóm bảo thủ rằng hiện nay người tiêu dùng đang hình thành xu hướng phản đối “môi trường, xã hội và quản trị (ESG) [*]”. ESG ban đầu là phương châm về “môi trường, xã hội và quản trị” nhìn nhận tính bền vững và thực hành đạo đức doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, nhưng những năm gần đây đã trở thành yêu cầu nghiêm ngặt trong vấn đề tuân thủ cái gọi là “chính nghĩa xã hội” – thứ văn hóa “thức tỉnh” của hệ tư tưởng cực tả.

Trong bối cảnh người tiêu dùng từ bỏ các công ty “thức tỉnh” thúc đẩy các chính sách cực tả, nhiều nhóm bảo thủ cũng được khích lệ để chống lại các chính sách cực tả một cách hợp pháp.

Nhà nghiên cứu Shepard cho biết khả năng vi phạm nghĩa vụ ủy thác của cổ đông sẽ khiến các doanh nghiệp phải chịu kiện tụng pháp lý. NCPPR đã bắt đầu làm điều đó, Dự án Doanh nghiệp Tự do của Sheppard là tổ chức bảo vệ quyền lợi được những cổ đông phe bảo thủ cùng thành lập.

Ông lập luận rằng các vụ kiện của cổ đông có thể là chìa khóa để ngăn chặn các chính sách ESG cực tả, còn việc tẩy chay kéo dài của người tiêu dùng gây thiệt hại tài chính lớn cho các công ty “thức tỉnh” sẽ khiến những vụ kiện của cổ đông được thúc đẩy mạnh hơn.

Ngày 6/6 công ty luật America First Legal (AFL) đại diện cho Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Công Quốc gia (NCPPR) đã yêu cầu xem sổ sách và hồ sơ của hãng thời trang bình dân Target.

Được thành lập và lãnh đạo bởi Stephen Miller, cựu cố vấn Nhà Trắng của thời Tổng thống Trump, AFL nhằm mục đích sử dụng hành động pháp lý để chống lại các phong trào cánh tả cấp tiến làm suy yếu các giá trị truyền thống Mỹ.

Trong một thông cáo báo chí, AFL đã cáo buộc ban quản lý Target về “chương trình nghị sự chính trị cấp tiến LGBT đã khiến kể từ giữa tháng 5/2023 giá trị thị trường công ty Target thiệt hại hơn 12 tỷ USD”.

Giá trị thị trường của Target đã giảm gần 14 tỷ USD từ 72,52 tỷ USD xuống còn 58,61 tỷ USD trong khoảng thời gian từ ngày 1/5 – 10/6, công ty đã bị hạ cấp hai lần ở Phố Wall.

Còn công ty mẹ của Bud Light là Anheuser-Busch InBev đã chứng kiến ​​giá trị thị trường thậm chí còn giảm mạnh hơn, giảm 23,1 tỷ USD từ 132,06 tỷ USD xuống còn 108,96 tỷ USD trong khoảng thời gian từ ngày 3/4 – 2/6.

Các luật sư của AFL cho biết khách hàng của họ lo ngại việc Target bán hàng hóa liên quan đến LGBT có thể gây ra rủi ro tài chính.

Trong một tuyên bố, AFL cho biết: “Mất mát lớn và đột ngột này đối với các cổ đông là hậu quả trực tiếp và có thể dự đoán được từ nỗ lực có tính toán của ban quản lý nhằm làm hài lòng ‘bên liên quan lợi ích’ phe cực tả – những người không mua sắm tại Target; cũng có bằng chứng cho thấy khách hàng cốt lõi của công ty bị bỏ qua”.

Sheppard cho biết sự sụt giảm doanh số và giá cổ phiếu [những công ty “thức tỉnh”] do chương trình nghị sự ủng hộ cánh tả cho thấy, hội đồng quản trị và CEO của những công ty “thức tỉnh” này quan tâm đến hệ tư tưởng cánh tả hơn là lợi ích của cổ đông. Ông nói: “Ngoài các nhà hoạt động cấp tiến cực tả, không ai muốn vấn đề chuyển giới nhắm vào trẻ em; không ai nghĩ Target nên có vai trò trung tâm trong việc quyết định khiến con cái của chúng ta sa vào tất cả những điều nhảm nhí này”.

Sheppard cũng cho biết, nếu các CEO và thành viên hội đồng quản trị của những công ty này tiếp tục “giả vờ” rằng việc “thức tỉnh” sẽ không khiến họ phá sản, họ có thể sẽ bị kiện và buộc phải trả giá.

Tại sao họ không xem trọng tiếng nói của người tiêu dùng

Theo AP, trong bối cảnh doanh số bán hàng và giá trị thị trường giảm mạnh, Budweiser tháng trước cho biết họ sẽ tiếp tục là nhà tài trợ nổi bật cho các sự kiện “niềm tự hào (đồng tính)” của LGBTQ+.

Niềm tự hào (đồng tính)” ban đầu là một phong trào xã hội dành cho cộng đồng đồng tính thể hiện sự khẳng định bản thân, được tượng trưng bằng lá cờ cầu vồng, nhưng những năm gần đây đã phát triển thành phong trào rộng lớn hơn dành cho cả người chuyển giới LGBTQ+, theo đó tháng 6 hàng năm là “Tháng Tự hào [đồng tính]” tổ chức các hoạt động diễu hành và lễ hội.

Tờ Epoch Times bản tiếng Anh đưa tin rằng các công ty Target và Bud Light đều đưa ra các tuyên bố khi người tiêu dùng tẩy chay ngày càng nhiều, nhưng họ không xin lỗi người tiêu dùng.

Chiến lược của Target là lên án áp lực của khách hàng, nhưng họ cũng đã loại bỏ một số mặt hàng “gây tranh cãi” khỏi màn hình hiển thị trong “Tháng Tự hào (đồng tính)”, đồng thời chuyển các mặt hàng ủng hộ LGBT+ đến các vị trí ẩn trong cửa hàng.

Ngoài việc Target và Bud Light tiếp tục ủng hộ “Tháng Tự hào (đồng tính)”, các hãng lớn như Citibank, Bank of America, Cisco, HP và Pfizer cũng đã thay đổi biểu tượng mạng xã hội của họ thành biểu tượng theo chủ đề “Tự hào (đồng tính)”.

Ngay cả ông chủ của Dallas Mavericks là tỷ phú Mark Cuban cũng kêu gọi tham gia “thức tỉnh” để “có lợi cho kinh doanh”.

CEO Will Hild của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng phi lợi nhuận là Consumer’s Research nói với tờ Epoch Times bản tiếng Anh rằng phe “thức tỉnh” sẽ không lui bước nếu không đấu tranh.

Gần đây tổ chức Consumer’s Research đã phát động một chiến dịch thông tin đại chúng có tên “cảnh báo thức tỉnh” (woke alert), mục đích nhắc nhở người tiêu dùng về những công ty và thương hiệu nào đã “thức tỉnh”, qua đó cho người tiêu dùng biết “những thương hiệu đó đang tấn công các giá trị của bạn”.

Hild nói với Epoch Times rằng nếu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ bỏ hệ giá trị ESG (môi trường, xã hội và quản trị), họ sợ mất việc hơn là sợ ảnh hưởng lợi ích doanh nghiệp. Ông lập luận, đây là lý do tại sao các công ty “thức tỉnh” dường như không rút bài học và tiếp tục thúc đẩy “chương trình nghị sự cực tả” ESG. Ông nói, “Đó là vỏ bọc cho việc sử dụng tiền của người khác để thúc đẩy chính trị”.

Hild cũng cho biết: “Sự thật là, nếu BlackRock thích bạn, nếu Vanguard thích bạn, nếu State Street thích bạn, thì có lẽ bạn sẽ không bao giờ bị sa thải cho dù công việc của bạn có tồi tệ đến đâu, nguyên nhân vì họ có thể hỗ trợ bạn”.

BlackRock, Vanguard và State Street được đề cập ở trên đều là những công ty đầu tư nổi tiếng. Ông Heard cũng chỉ ra các nhà quản lý của BlackRock kiểm soát các khoản đầu tư có thể triệu tập hội đồng quản trị công ty, gây áp lực buộc họ phải thực hiện các mục tiêu cực tả, chẳng hạn như giảm lượng khí thải carbon xuống mức phát thải ròng bằng “0”.

Mặc dù thua lỗ hàng chục tỷ USD, Bud Light đã tài trợ cho cuộc diễu hành “Tự hào (đồng tính)” và tuyên bố quyên góp 200.000 USD cho Hội Thương mại LGBT Quốc gia.

Ông Hild cũng cho biết các công ty quan tâm đến điểm số ESG vì điều quan trọng đối với họ là thu hút các công ty đầu tư như BlackRock – công ty kiểm soát khoảng 10 nghìn tỷ USD tài sản.

Từ rất sớm CEO Larry Fink của BlackRock đã theo đuổi ESG. Theo New York Times, năm 2018 Fink đã đưa ra lời đe dọa công khai khi yêu cầu các công ty tham gia vào các sáng kiến ​​ESG, nếu không sẽ không đầu tư.

Shepard lưu ý rằng vì BlackRock quản lý hàng nghìn tỷ USD đầu tư thông qua kế hoạch 401(k) và quỹ tương hỗ, điều này mang lại cho Fink ảnh hưởng lớn đối với lương thưởng của quản lý cấp cao công ty và vị trí trong hội đồng quản trị của nhà đầu tư.

Ví dụ, dưới kiểm soát của Fink, vào năm 2021 công ty BlackRock đã bỏ phiếu thay thế 3 thành viên hội đồng quản trị của công ty dầu mỏ Exxon bằng các thành viên “cánh tả xanh”.

Shepard cho biết “để ghi điểm với nhà cầm quyền Trung Quốc”, sau khi thay đổi hội đồng quản trị, Fink đã gây áp lực lên Exxon Mobil, thậm chí yêu cầu họ bán khoản đầu tư dầu mỏ cho một công ty dầu mỏ lớn của Trung Quốc mà BlackRock đã đầu tư.

Thống đốc DeSantis của Florida đi đầu chống ‘thức tỉnh’

Ngày 2/5, Thống đốc Ron DeSantis của Florida đã ký luật cấm hoàn toàn việc sử dụng các nguyên tắc ESG trong ngành tài chính.

Tờ Epoch Times bản tiếng Anh đưa tin rằng Thống đốc DeSantis, người đã chính thức phát động chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 vào tháng trước, đã hợp tác với 18 bang khác của Đảng Cộng hòa để thông qua luật buộc các công ty quản lý tài sản phải từ bỏ tư tưởng “thức tỉnh”.

18 tiểu bang bao gồm Alabama, Alaska, Arkansas, Georgia, Idaho, Iowa, Mississippi, Missouri, Montana, Nebraska, New Hampshire, Northern Dakotas, Oklahoma, South Dakota, Tennessee, Utah, West Virginia và Wyoming.

Các tiểu bang khác, chẳng hạn như Texas, vào năm 2021 đã thông qua luật để cho phép loại bỏ các quỹ hưu trí của tiểu bang khỏi các danh mục đầu tư ESG “chống nhiên liệu hóa thạch”.

Các công ty đầu tư như BlackRock, Vanguard và State Street quản lý quỹ hưu trí quốc gia và tài trợ cho các trường đại học.

Năm nay, cơ quan lập pháp Texas đã thông qua dự luật hạn chế các công ty bảo hiểm hoạt động trong tiểu bang tính đến các yếu tố ESG khi thiết lập tỷ lệ. Luật này đã được thúc đẩy vì một số công ty bảo hiểm không bảo hiểm cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.

Hild cho biết, áp lực từ các bang bảo thủ đã giúp phá vỡ kìm kẹp của ESG đối với hoạt động kinh doanh. Ông nói: “Có thể trong năm nay chúng ta sẽ thấy 14 bang thông qua luật chống ESG, họ sẽ bắt đầu lấy lại quyền lực từ những công ty quản lý tài sản này”.

Ông đề cập, mặc dù đây có vẻ giống như một cuộc cạnh tranh giữa kẻ yếu và kẻ mạnh, nhưng sức mạnh của người tiêu dùng vẫn là yếu tố chính. Ông nói: “Người tiêu dùng và công dân có quyền lực đó: họ chỉ cần đứng lên và sử dụng”.

Theo Trình Văn, Epoch Times

(*) Cái gọi là ESG là cách viết tắt của Environment (môi trường), Social (xã hội) và Governance (quản trị). Trong đó, yếu tố môi trường chủ yếu đề cập đến mối quan tâm về biến đổi khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng, ngăn ngừa ô nhiễm, đa dạng sinh học,… trong hoạt động kinh doanh; yếu tố xã hội chủ yếu tập trung vào đãi ngộ nhân viên, người sử dụng (người tiêu dùng), trách nhiệm sản phẩm, cộng đồng, hiệp hội ngành và quản lý chuỗi cung ứng; yếu tố quản trị chủ yếu tập trung vào cơ cấu cổ đông, thành phần hội đồng quản trị, lương thưởng cho giám đốc điều hành, tính hợp pháp của hành vi công ty và chính sách của công ty.

Trình Văn

Published by
Trình Văn

Recent Posts

Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB-XH) bị cáo buộc làm lộ bí mật nhà nước

Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động, Thương binh và…

41 phút ago

Loại “gia vị” này đã khiến Trung Quốc có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới

Một nghiên cứu trên “The Lancet” tiết lộ rằng người Trung Quốc có tỷ lệ…

1 giờ ago

Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận tạm dừng cung cấp vũ khí cho Israel

Tờ Financial Times dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Washington…

2 giờ ago

Từ 1/7, Việt Nam bắt đầu thu thập mống mắt, ADN của người dân

Khi đăng ký cấp mới, hoặc cấp lại, cấp đổi thẻ căn cước, người dân…

3 giờ ago

TikTok và công ty mẹ ByteDance khởi kiện Chính phủ Mỹ

TikTok và công ty mẹ ByteDance tại Trung Quốc đã đệ đơn kiện Chính phủ…

4 giờ ago

Mỹ đưa ra lệnh cấm chip mới đối với Huawei, gồm các sản phẩm của Qualcomm và Intel

Hôm thứ Ba (7/5), Bộ Thương mại Mỹ cho biết sẽ thu hồi một số…

4 giờ ago