Đầu tư công thiếu hiệu quả – chiếc bẫy nợ của quốc gia

Tình trạng đầu tư công thiếu hiệu quả đang làm tăng gánh nặng nợ nần và tác động tiêu cực lên tình hình tài chính quốc gia, khiến Việt Nam vẫn có nguy cơ “luẩn quẩn” trong nhóm thu nhập trung bình, thấp mà chưa vượt lên được.

Tranh biếm họa nợ công.

Đó là cảnh báo được TS. Lê Hải Mơ đưa ra trong báo cáo mới đây của Viện Chiến lược và Chính sách, thuộc Bộ Tài chính.

Ông Mơ cho rằng những mặt tồn tại và yếu kém cơ bản tích tụ trong nhiều năm qua của nền kinh tế vẫn chưa được giải quyết triệt để, điều này đang đặt quốc gia vào nguy cơ “luẩn quẩn” trong nhóm thu nhập trung bình, thấp mà chưa thể vượt lên được.

Theo đó, vấn đề đầu tiên được chuyên gia của Viện Chiến lược và Chính sách đề cập là tình trạng đầu tư công thiếu suy xét cẩn trọng về hiệu quả kinh tế – xã hội, đầu tư dàn trải và thiếu đồng bộ đã gây ra lãng phí lớn.

Cụ thể, hội chứng các địa phương đua nhau xây dựng sân bay, cảng biển, trụ sở, quãng trường… trong thời gian qua tạo nên hệ thống cảng biển dày đặc xuyên suốt miền Trung với 194 khu công nghiệp, hơn 1.600 cụm công nghiệp, 15 dự án khu kinh tế biển đòi hỏi 2.000 tỷ USD để xây dựng – trong khi quy mô nền kinh tế chưa hấp thụ hết – gây ra những lãng phí nghiêm trọng.

“Phần lớn các dự án đều chậm tiến độ, tăng quy mô vốn lớn hơn nhiều so với kế hoạch”, ông Mơ cho biết.

Bên cạnh đó, một tồn tại nữa được ông chỉ ra là tình trạng phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia còn chưa hợp lý và kém hiệu quả. Phần lớn nguồn lực phát triển của đất nước lại rơi vào khu vực kém hiệu quả nhất là Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).

Theo ông Mơ, khối DNNN chiếm tới 39% đầu tư xã hội nhưng chỉ tạo ra được 28% GDP, chưa kể đến việc nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ và hầu như không có vai trò trong giải quyết việc làm. Trong khi đó, khu vực tư nhân đầu tư 38% lại tạo ra tới 43% – 44% GDP, mặc dù không nhận được nhiều ưu đãi như khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Đáng lo ngại, ông cho rằng tình trạng lãng phí, thất thoát, sử dụng kém hiệu quả nguồn lực tài chính ở khu vực Nhà nước không hề giảm mà còn “có xu hướng gia tăng.”

Chuyên gia từ Viện Chiến lược và Chính sách cho biết tình trạng đầu tư công kém hiệu quả đang “làm tăng gánh nặng ngân sách” và tác động tiêu cực như một “chiếc bẫy nợ nần” lên đất nước.

Do đó, ông cho rằng Chính phủ cần chủ động tái cấu trúc nền tài chính quốc gia theo hướng bền vững và hiệu quả hơn; khắc phục những yếu kém nội tại để nền kinh tế có thực lực tài chính mạnh hơn, đủ sức ứng phó với tác động từ những thay đổi về địa chính trị – kinh tế thế giới. Ngược lại, bất cứ một chần chừ hay do dự nào cũng có nguy cơ đẩy nền kinh tế – tài chính lún sâu vào khó khăn và khủng hoảng.

Tường Văn

Xem thêm:

Tường Văn

Published by
Tường Văn

Recent Posts

Khỏe mạnh mỗi ngày với chế độ ăn rau quả bảy sắc cầu vồng

Ngay cả khi không phải là một chuyên gia dinh dưỡng thì bạn vẫn có…

2 giờ ago

Nghe mẹ kể chuyện: Tránh xa điều ác

Con trai làm quan, Dân chúng chịu khổ, Đi xa ngàn dặm, Chỉ để khuyên…

2 giờ ago

Reuters: Bức tường đánh thuế Trung Quốc của Mỹ có nguy cơ rò rỉ qua Mexico, Việt Nam

Thuế quan mới của Chính quyền Biden áp lên xe điện và các ngành chiến…

3 giờ ago

Biểu tình ủng hộ Palestine của sinh viên Mỹ tạm lắng khi nhiều trường có nhượng bộ

Sinh viên ủng hộ Palestine tại một số trường Đại học Mỹ đã có những…

3 giờ ago

7 danh mục hàng hóa chính của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế cao hơn

Tổng thống Mỹ Biden hôm thứ Ba (14/5) tuyên bố tăng đáng kể thuế đối…

3 giờ ago

Giang Trạch Dân đố kỵ và 3 lần âm mưu ám sát nhà sáng lập Pháp Luân Công

Vì lòng đố kỵ, Giang Trạch Dân đã 3 lần ám sát nhà sáng lập…

4 giờ ago