Các nhà đầu tư đang lo lắng về tác động tâm lý của việc nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, khiến thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc. Giám đốc điều hành Elon Musk của Tesla cảnh báo Cục Dự trữ Liên bang (Fed), cho rằng sẽ thật ngu ngốc nếu không cắt giảm lãi suất.
Tỷ phú Elon Musk cho biết Fed cần phải cắt giảm lãi suất và sẽ thật ngu ngốc nếu không làm vậy.
Ông Musk đã đưa ra nhận xét này trên trang mạng xã hội X, trước đó một loạt dữ liệu yếu kém vào thứ Hai tuần trước đã gây ra lo ngại nếu Fed tiếp tục duy trì lãi suất cao sẽ gây vấn đề không hay cho nền kinh tế Mỹ.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed tuần trước đã giữ nguyên lãi suất qua đêm chuẩn của tổ chức này trong khoảng 5,25% -5,50%, nhưng đã mở ra cơ hội cắt giảm lãi suất đưa ra tại cuộc họp ngày 17-18/9 năm ngoái. Các nhà giao dịch đang đặt cược rằng việc cắt giảm lãi suất gần như chắc chắn sẽ xảy ra tại cuộc họp này.
Chủ tịch Fed là Jerome Powell tuần trước cho biết, Fed có thể cắt giảm lãi suất vào tháng 9 nếu nền kinh tế Mỹ đi theo con đường dự kiến, đưa cuộc chiến chống lạm phát kéo dài hơn 2 năm đến hồi kết.
Cơn bán tháo hoảng loạn đã xảy ra trên thị trường chứng khoán Tokyo vào ngày 5/8, chỉ số chứng khoán Nikkei giảm số điểm kỷ lục, một số nhà phân tích cho rằng “có tình trạng các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, quỹ phòng hộ và nhà đầu tư cá nhân Nhật Bản đang bỏ chạy”.
Tại sao thị trường chứng khoán Tokyo hoảng loạn bán tháo? Giới truyền thông và các nhà phân tích nhìn chung cho rằng có nguyên nhân ở Mỹ, nghi ngờ rằng nền kinh tế Mỹ có thể suy thoái mạnh, nên đã gây ra những cú sốc dữ dội trên thị trường toàn cầu. Fed vào ngày 31/7 đã kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài 2 ngày, báo hiệu rằng cơ quan này có thể cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Do không ngừng xuất hiện những tác động tiêu cực của lãi suất cao đối với nền kinh tế Mỹ, một số nhà kinh tế lo ngại rằng động thái cắt giảm lãi suất quá chậm của Fed có thể gây rủi ro.
Dữ liệu cho thấy chỉ số sản xuất (PMI) của Mỹ trong tháng 7 là 46,8, thấp hơn đáng kể so với mức 48,5 của tháng 6, xu hướng cho thấy tiếp tục cách xa hơn nữa mức chuẩn 50, phản ánh ngành sản xuất của Mỹ tiếp tục suy yếu; số lượng đơn đặt hàng mới cho hàng hóa sản xuất trong tháng 6 đã giảm 3,3%, trong khi trong khi tháng 5 chỉ giảm 0.5%; trong tháng 7 số việc làm mới được tạo ra trong khu vực phi nông nghiệp thấp hơn đáng kể so với kỳ vọng của thị trường, trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao hơn dự kiến của thị trường. Do hàng loạt số liệu kinh tế Mỹ không như kỳ vọng đã làm dấy lên lo ngại kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Mý và EU áp đặt các lệnh trừng phạt lên Iran, trong đó có việc…
Công an Bắc Ninh vừa khởi tố 3 cán bộ Sở KH-ĐT Bắc Ninh, trong…
5 ổ dịch sởi tại 5 trường tiểu học ở quận 7, Bình Chánh, Tân…
Nga phản công tại Kursk, tuyên bố chỉ trong 1 ngày chiếm lại 10 điểm…
Theo ước tính sơ bộ của một số công ty bảo hiểm lớn, số tiền…
Cư dân mạng đã giả thuyết rằng Phó Tổng thống Kamala Harris đã đeo tai…