Hơn 3.000 phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã tiếp nhận hơn 3.000 nội dung kiến nghị, phản ánh sau 2 tháng thành lập.

Dây chuyền công nghệ luyện kim của dự án giai đoạn 2 – Công ty Gang thép Thái Nguyên bị bỏ hoang từ năm 2013 tới nay. Dự án vi phạm nghiêm trọng về chỉ định thầu, điều chỉnh thầu, phê duyệt điều chỉnh… (Ảnh: nhandan.org.vn)

Theo ông Hiếu, có 11 chuyên đề cần tập trung rà soát trong năm 2020, gồm:

  • Điều kiện gia nhập thị trường, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp;
  • Phê duyệt, triển khai, tổ chức thực hiện, chấm dứt dự án đầu tư (gồm cả dự án đầu tư công);
  • Tài chính, thuế;
  • Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
  • Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản; lao động, việc làm và an sinh xã hội;
  • Hợp đồng, giải quyết tranh chấp phát sinh trong kinh doanh, phá sản doanh nghiệp;
  • Kiểm tra chuyên ngành (trọng tâm là kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu);
  • Bổ trợ tư pháp, tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp; phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế;
  • Rà soát quy định pháp luật đảm bảo đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
  • Rà soát quy định pháp luật gây cản trở, vướng mắc, khó khăn cho sản xuất kinh doanh để ứng phó và giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế.

Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật được thành lập vào tháng 2/2020, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng.

Các Tổ phó gồm: Thứ trưởng Bộ Tư pháp (Tổ phó thường trực); Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); thành viên là đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan.

Tổ công tác được lập để rà soát các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung.

Ông Hiếu cho biết tính đến ngày 15/5, hàng trăm văn bản của các hội, hiệp hội, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi đến tổ với hơn 3.000 nội dung kiến nghị, phản ánh.

Ngoài nghiên cứu các chuyên đề, các kiến nghị, phản ánh sẽ được Bộ Tư pháp tổng hợp, phân loại, gửi các bộ, cơ quan ngang bộ và các Nhóm rà soát để kiểm tra.

Kết quả rà soát đối với toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Trung ương ban hành dự kiến sẽ gửi Chính phủ trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp cuối năm 2020.

Sơn Nguyên

Published by

Recent Posts

Sau NYT và RFA, Wall Street Journal tuyên bố rút khỏi Hồng Kông

Ngày 2/5, trước Ngày Tự do Báo chí Thế giới, tờ báo Wall Street Journal…

2 phút ago

Bức xạ hạt nhân ở Nga làm người dân TQ giáp biên giới hoảng loạn

Một "nguồn phóng xạ" được phát hiện tại Khabarovsk của Nga, gần Trung Quốc, giá…

9 phút ago

Vụ ngộ độc sau ăn bánh mì: Tổng cộng đã có 529 ca, 2 trẻ tiên lượng nặng

Liên quan vụ ngộ độc tập thể sau khi ăn bánh mì tại Đồng Nai,…

29 phút ago

Cửa hàng hoa, dịch vụ cưới hỏi cháy trong đêm, bé 12 tuổi tử vong

Cửa hàng hoa bị cháy, hệ thống điện trong nhà tự ngắt khiến cửa cuốn…

1 giờ ago

Chuyên gia: Làm những điều này vào ban đêm sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn vào sáng hôm sau

Nếu thức dậy vào buổi sáng với một tinh thần uể oải mệt mỏi thì…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Anh Quốc nói điều quân NATO tới Ukraine là ‘nguy hiểm’

Ngoại trưởng Anh David Cameron hôm thứ Sáu (3/5) đã lên tiếng phản đối việc…

3 giờ ago