Lo ngại kinh tế suy thoái, dầu thô giảm về ngưỡng 100 USD/thùng

Giá dầu thô của Mỹ đã giảm xuống quanh mức 100 USD/thùng vào hôm thứ Ba (10/5), gần thấp nhất trong 2 tuần trở lại đây. Nguyên nhân do nhu cầu thu hẹp và lo ngại nguy cơ suy thoái kinh tế gia tăng.

Giá dầu thô Mỹ giảm về quanh mốc 100 USD/thùng hôm 10/5, lo ngại FED nâng lãi suất sẽ làm kinh tế suy thoái. (Ảnh minh họa: Concept w/Shutterstock)

Ngày 10/5, giá dầu thô WTI của Mỹ đã giảm 3,3 USD/thùng, tương đương 3,2%, xuống mức 100,1 USD/thùng, trong khi đó dầu thô Brent giảm 3,48 USD/thùng, ở mức 102,4 USD/thùng.

Ủy ban Liên minh châu Âu trì hoãn hành động đối với đề xuất cấm vận dầu từ Nga. Một bộ trưởng của Pháp cho biết các thành viên EU có thể đạt được thỏa thuận trong tuần này, còn Hungary đã kiên quyết phản đối lệnh cấm vận.

John Kilduff, một đối tác của Again Capital LLC cho biết: “Khi EU tiếp tục phân vân về việc liệu họ có cấm vận dầu của Nga hay không, điều đó làm thay đổi tính toán rất nhiều theo cả hai hướng.”

“Sự kết hợp của các biện pháp phong tỏa liên quan đến COVID ở Trung Quốc và tăng lãi suất trên toàn thế giới để chống lạm phát khiến các nhà đầu tư củng cố đồng đô la và làm dấy lên đáng kể mối lo ngại về suy thoái kinh tế”, Tamas Varga của công ty môi giới Hiệp hội Dầu PVM cho biết.

Bên cạnh đó, một số nền kinh tế châu Âu có thể gặp khó khăn nếu nhập khẩu dầu của Nga bị cắt giảm hơn nữa. Nếu Nga trả đũa bằng cách cắt nguồn cung cấp khí đốt, các nền kinh tế mới nổi ở châu Âu, Trung Á và Bắc Phi có thể trượt trở lại mức trước đại dịch COVID-19, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) cảnh báo.

Ngoài lệnh cấm nhập khẩu dần dần của nhóm G7 đối với dầu của Nga gần đây, Nhật Bản, nước đã nhận được 4% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào năm 2021 đã đồng ý loại bỏ các giao dịch mua đó.

Trước đó, ngày 4/5, FED công bố đợt tăng lãi suất nhiều nhất kể từ năm 2000 với mức tăng nửa điểm phần trăm, lên mức mục tiêu từ 0,75-1%. Quyết định này được FED lý giải là để kiềm chế tình trạng lạm phát đang lan rộng ở Mỹ, vốn đã đạt kỷ lục trong 40 năm.

Các chỉ số chính của Phố Wall cũng giảm do lo ngại về việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã giảm đột ngột hơn 1.000 điểm, tương đương 3,12% vào phiên giao dịch ngày 5/5, một ngày sau thông báo tăng lãi suất thị trường của Cục Dự trữ liên bang Mỹ.

Về phía nguồn cung, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã cắt giảm dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ cho năm 2022 và 2023. Hiện tại, cơ quan này dự kiến sản lượng vào năm 2022 sẽ đạt trung bình 11,9 triệu thùng/ngày so với ước tính trước đó là 12 triệu thùng/ngày.

Tại Mỹ, tồn kho dầu thô, chưng cất và xăng có thể giảm trong tuần trước, một cuộc thăm dò sơ bộ hôm thứ Hai (9/5) của Reuters cho thấy.

Dự trữ dầu thô và sản phẩm dầu của các nhà máy lọc dầu châu Âu ở mức khoảng 1 tỷ thùng trong tháng 4, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng gần bằng mức so với tháng 3/2022, theo dữ liệu của Euroilstock.

Tú Minh dịch, theo CNBC

Tú Minh

Published by
Tú Minh

Recent Posts

Chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng bị khởi tố

Sai phạm của ông Phạm Bé xảy ra trong thời gian ông làm Giám đốc…

4 giờ ago

Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt giam

Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, có sai…

4 giờ ago

Sau NYT và RFA, Wall Street Journal tuyên bố rút khỏi Hồng Kông

Ngày 2/5, trước Ngày Tự do Báo chí Thế giới, tờ báo Wall Street Journal…

6 giờ ago

Bức xạ hạt nhân ở Nga làm người dân TQ giáp biên giới hoảng loạn

Một "nguồn phóng xạ" được phát hiện tại Khabarovsk của Nga, gần Trung Quốc, giá…

6 giờ ago

Vụ ngộ độc sau ăn bánh mì: Tổng cộng đã có 529 ca, 2 trẻ tiên lượng nặng

Liên quan vụ ngộ độc tập thể sau khi ăn bánh mì tại Đồng Nai,…

6 giờ ago

Cửa hàng hoa, dịch vụ cưới hỏi cháy trong đêm, bé 12 tuổi tử vong

Cửa hàng hoa bị cháy, hệ thống điện trong nhà tự ngắt khiến cửa cuốn…

7 giờ ago