Mực nước thủy điện xuống thấp báo động, EVN kêu gọi tiết kiệm điện

Tập đoàn Điện lực (EVN) cho biết đầu tháng 5, nắng nóng gay gắt cùng lượng nước về thấp khiến 10 hồ thủy điện đã về gần dưới “mực nước chết”. Trước nguy cơ thiếu điện, tập đoàn này kêu gọi người dân tiết kiệm điện. Lũy kế năm 2022 và 3 tháng đầu năm 2023, EVN cho biết đã lỗ hơn 44.000 tỷ đồng.

Hình ảnh hồ Lai Châu ngày 10/5/2023. (Nguồn: Tập đoàn EVN)

Trong thông cáo báo chí vừa qua, EVN cho biết tình hình thủy văn các hồ thủy điện trong vài tháng trở lại đây có nhiều bất lợi, thấp hơn đáng kể so với trung bình nhiều năm.

Nhiều hồ thủy điện có lưu lượng nước về 4 tháng đầu năm của các hồ thủy điện phía Bắc bằng khoảng 60 – 70% so với trung bình, một số hồ thủy điện khu vực miền Trung và miền Nam cũng có lượng nước về kém.

Theo EVN, ghi nhận đầu tháng 5/2023, có 10 hồ thủy điện thuộc EVN và nhiều hồ thủy điện của chủ đầu tư ngoài EVN đã về xấp xỉ hoặc dưới mực nước chết (tổng công suất khoảng 4500 MW), trong đó có các hồ thủy điện của EVN gồm: Lai Châu, Trị An, Ialy, Bản Chát, Huội Quảng, Trung Sơn, Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Srepok 3 và Sông Ba Hạ.

Sản lượng còn lại trong hồ toàn hệ thống là 4,5 tỷ kWh, thấp hơn 1,6 tỷ kWh so với kế hoạch, thấp hơn 4,1 tỷ kWh so với cùng kỳ năm 2022.

EVN cho biết đợt nóng gay gắt đầu tháng 5 chỉ diễn ra trong ít ngày ở miền Bắc nhưng công suất và sản lượng tiêu thụ điện ở miền Bắc và toàn quốc cũng đã lên rất cao.

Ví dụ như ngày 6/5 là ngày nghỉ cuối tuần, công suất tiêu thụ toàn quốc cũng đã lên tới hơn 43.300 MW và sản lượng tiêu thụ ngày này trong toàn quốc cũng đã lên tới hơn 895 triệu kWh.

Tập đoàn EVN dự báo trong các tháng 5, 6, 7 tiếp theo, miền Bắc bước vào cao điểm nắng nóng, phụ tải hệ thống điện quốc gia tiếp tục có xu hướng tăng và cao hơn kế hoạch vận hành.

EVN kêu gọi người dân và các khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, nhất là vào các giờ cao điểm trưa (11h30 đến 14h30), cao điểm tối (từ 20h00 đến 22h00).

Về mặt tài chính, EVN lỗ lũy kế từ năm 2022 đến hết quý 1/2023 là hơn 44.000 tỷ đồng. Bộ Công thương vừa cho phép EVN tăng giá điện thêm 3%, lên hơn 1.920 đồng/kWh.

Về cơ cấu chi phí mua điện năm 2022, chi phí mua điện từ các nhà máy nhiệt điện than chiếm tỷ trọng 47,9%, từ thủy điện chiếm 20,9%, từ nhiệt điện khí chiếm 12,7%, từ năng lượng tái tạo chiếm 17,1% và phần còn lại từ nhập khẩu và nhiệt điện dầu chiếm 1,4%.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Bộ Công an thay đổi hàng loạt hạng giấy phép lái xe ô tô, xe máy

Bộ Công an dự kiến ra giấy phép lái xe hạng A thay thế hạng…

6 giờ ago

VCCI đề xuất mọi khách hàng được mua điện tái tạo mà không qua EVN

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất mọi doanh nghiệp,…

9 giờ ago

Chìa khóa kéo dài tuổi thọ thường dễ bị bỏ qua

Người xưa đối với việc dưỡng sinh trường thọ thì không chỉ quan tâm đến…

9 giờ ago

Israel tiến hành tấn công có mục tiêu ở Rafah trong khi tiếp tục đàm phán về con tin

Các quan chức Israel cho biết, nước này đang đẩy mạnh chiến dịch quân sự…

10 giờ ago

Nga ra tối hậu thư quân sự cho Anh

Moscow sẽ trả đũa nhắm vào Anh tại Ukraine hoặc khu vực khác nếu Kyiv…

10 giờ ago

Vụ ngộ độc ở Đồng Nai: Chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra

Giới chức TP. Long Khánh nhận định vụ ngộ độc khiến 568 người phải khám…

12 giờ ago