Suy thoái ở Mỹ sẽ ảnh hưởng gì đến 5 quốc gia đứng đầu Đông Nam Á?

Các nhà kinh tế đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 của 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, bởi lo ngại một cuộc suy thoái toàn cầu xảy ra khi việc tăng lãi suất của các nền kinh tế lớn vẫn đang tiếp diễn, dẫn đầu có Mỹ, EU, Úc, Anh…

Một cuộc chạy đua tăng lãi suất toàn cầu đang khiến gia tăng nỗi lo về đợt suy thoái hậu COVID-19. (Ảnh minh họa: Roman Motizov/Shutterstock)

Cụ thể, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan dự kiến sẽ tăng 4,3% vào năm 2023, theo cuộc khảo sát hàng quý mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản và Nikkei vào tháng 9. Con số này phản ánh sự điều chỉnh giảm từ 4,8% trong cuộc khảo sát tháng 6.

Tăng trưởng của 5 quốc gia trên đã được điều chỉnh giảm. Triển vọng của Indonesia đã bị cắt giảm xuống 4,9% (từ 5,1%), Malaysia 4,0% (từ 4,6%), Philippines 5,4% (từ 5,6%), Singapore 2,2% (từ 3,5%) và Thái Lan 3,7% (từ 4,4%).

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tăng lãi suất hơn nữa vào cuối năm để phòng ngừa lạm phát. Các đồng tiền châu Á dự kiến sẽ giảm giá trị sau đó, điều này sẽ thúc đẩy các ngân hàng trung ương tăng lãi suất.

Khi Fed nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào tháng 9, các ngân hàng trung ương ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines đã làm theo. Cơ quan Tiền tệ Singapore hồi tháng 7 cũng thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách này.

Các nhà kinh tế cho rằng sự suy thoái của Mỹ và hậu quả là tiêu dùng giảm có thể dẫn đến xuất khẩu yếu hơn từ châu Á, điều này sẽ đè nặng lên tăng trưởng khu vực vào năm tới.

Dự báo tăng trưởng GDP của 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á trong năm 2022 và 2023. (Nguồn: Nikkei)

“Những lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu, do Mỹ thắt chặt tiền tệ, có thể làm tổn hại đến xuất khẩu của Thái Lan”, Amonthep Chawla, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Ngân hàng Cimb Thai cho biết.

Tirthankar Patnaik, nhà kinh tế trưởng tại Sở giao dịch chứng khoán quốc gia Ấn Độ, cũng chỉ ra: “Nền kinh tế Mỹ đang hướng tới một cuộc suy thoái. Điều này sẽ có tác động lan tỏa đến nhu cầu toàn cầu và do đó gây ra rủi ro sụt giảm cho tăng trưởng của Ấn Độ”.

Trung Quốc với Zero-COVID có thể là nhân tố kéo nền kinh tế toàn cầu đi xuống hơn nữa

Ngoài ra, sự không chắc chắn về nền kinh tế Trung Quốc đè nặng lên Đông Nam Á khi nước này không có dấu hiệu gỡ bỏ chính sách không COVID (Zero-COVID) gây tranh cãi trong bối cảnh lo ngại về cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản của Đại lục.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại quan trọng của nhiều nước châu Á và là nguồn khách du lịch lớn nhất đối với một số nước.

Các nhà kinh tế coi sự suy thoái của Trung Quốc là rủi ro lớn nhất trong 12 tháng tới đối với Thái Lan và lớn thứ hai đối với Singapore và Malaysia.

Trong cuộc khảo sát trước đó, họ đã liệt kê sự suy thoái của Trung Quốc là 1 trong 3 rủi ro hàng đầu đối với nền kinh tế Thái Lan.

“Rủi ro của Trung Quốc là yếu tố dao động lớn nhất trong nền kinh tế toàn cầu do khó khăn trong việc xác định tác động của các tiêu cực tương tác như phong tỏa, giảm giá bất động sản, căng thẳng tài chính gia tăng và đàn áp công nghệ”, Manu Bhaskaran, Giám đốc điều hành của Centennial Asia Advisors tại Singapore cảnh báo.

Tại Malaysia, quốc gia coi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của mình, sự chậm lại ở đó “gây ra hậu quả cho một số lĩnh vực và công ty địa phương”, Mohd Sedek Jantan, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và tư vấn tài sản tại UOB Kay Hian Wealth Advisors cho biết. Trung Quốc chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của Malaysia.

Đối với Thái Lan, sự sụt giảm triển vọng kinh tế của Trung Quốc “có thể làm giảm triển vọng du lịch vào năm 2023 với dự đoán Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại”, Amonthep tại Ngân hàng Cimb Thai cho biết. Trung Quốc hình thành nhóm khách du lịch lớn nhất đến Thái Lan, quốc gia phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực này để tăng trưởng.

Ngoài nền kinh tế, rủi ro địa chính trị đối với Đài Loan cũng là mối quan tâm đối với một số nước láng giềng. Ruben Carlo O. Asuncion, nhà kinh tế trưởng tại Union Bank of the Philippines, nói rằng cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan là “một sự kiện rủi ro địa chính trị mà chúng tôi đặc biệt chú ý”, nói thêm rằng quốc đảo dân chủ này là một đối tác thương mại khổng lồ về nguyên liệu thô và hàng tiêu dùng.

Đối với cả năm 2022, các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng 5% cho năm nền kinh tế đứng đầu Đông Nam Á. Họ kỳ vọng Indonesia sẽ tăng trưởng 5,1%, Malaysia 6,9%, Philippines 6,5%, Singapore 3,8% và Thái Lan 3,2%.

Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 2 đến ngày 22/9 với 35 nhà kinh tế và nhà phân tích là những người tham gia.

Thiên Tùng

Published by
Thiên Tùng

Recent Posts

Đồng Nai: Nổ lò hơi tại công ty gỗ, 6 người tử vong tại chỗ

Khoảng 8h10 ngày 1/5, một vụ nổ lớn xảy ra tại công ty sản xuất…

2 giờ ago

Dạy con giảm bớt căng thẳng bằng cách ngắm chim ngoài tự nhiên

Jennifer Sizeland bắt đầu cho con trai ngắm bầu trời, chim chóc khi cậu bé…

2 giờ ago

Ông Trump không loại trừ khả năng cắt giảm viện trợ cho Israel

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không loại trừ khả năng giảm…

3 giờ ago

Triết gia Dugin: Nga bảo vệ các giá trị truyền thống mà phương Tây rũ bỏ

Tâm lý bài Nga đang tăng cao chưa từng có tại phương Tây bắt nguồn…

3 giờ ago

Việt Nam xảy ra 104 trận động đất trong 4 tháng đầu năm

 Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024, toàn Việt Nam xảy ra 104 trận động…

3 giờ ago

Hàn Quốc: Hàng thương mại điện tử của Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Một số sản phẩm từ Trung Quốc có chứa chất gây ung thư gọi là…

3 giờ ago