Categories: Kinh TếKinh doanh

Tài sản 676 triệu USD của Xiaomi bị đóng băng, kháng cáo bị Ấn Độ bác bỏ

Tháng 4/2022, Cục Thực thi Cơ quan tội phạm tài chính liên bang của Ấn Độ đã đóng băng tài sản trị giá 55,51 tỷ rupee (676 triệu USD) của Xiaomi, cáo buộc công ty này gửi tiền bất hợp pháp cho các tổ chức nước ngoài dưới danh nghĩa tiền bản quyền. Tuần trước, một cơ quan phúc thẩm đã xác nhận vụ việc trên.

Trung tâm dịch vụ của Xiaomi ở thành phố Delhi, Ấn Độ, năm 2019. (Ảnh: Shashank Agarwal / Shutterstock)

Ấn Độ là thị trường nước ngoài quan trọng nhất đối với ‘gã khổng lồ’ điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi. Tuy nhiên, năm 2022, Xiaomi đã bị chính quyền Ấn Độ điều tra về tội trốn thuế và số tiền hàng trăm triệu USD đã bị tòa án đóng băng.

Đơn kháng cáo của nhà sản xuất điện thoại di động Trung Quốc Xiaomi về việc cơ quan thực thi pháp luật Ấn Độ tịch thu tài sản trị giá 55,51 tỷ rupee (676 triệu USD) đã bị tòa án địa phương bác bỏ.

Xiaomi đã phủ nhận mọi hành vi sai trái. Đáp lại phán quyết của tòa án ở bang Karnataka, một phát ngôn viên của Xiaomi cho biết: “Chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề này và chờ lệnh bằng văn bản”, Reuters đưa tin.

Tòa án cho rằng Xiaomi Ấn Độ có thể thách thức dựa trên cơ sở Điều 14 của Hiến pháp, quy định rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng tòa án vẫn giữ nguyên hiệu lực hiến pháp của Mục 37A “Đạo luật Quản lý Ngoại hối” (FEMA). Đồng thời, tòa án cho phép Xiaomi Ấn Độ tùy chọn kháng cáo theo Mục 37A(5) của Đạo luật.

Trước đây, công ty này cho biết các khoản thanh toán tiền bản quyền của họ là hợp pháp, và rằng họ sẽ “tiếp tục sử dụng mọi biện pháp có sẵn để bảo vệ danh tiếng và lợi ích của mình”.

Tại Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, Xiaomi đã mất vị trí số 1 vào tay đối thủ Samsung, khi người tiêu dùng địa phương đang tìm kiếm các sản phẩm cao cấp.

Kể từ cuộc đụng độ gây thương vong giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ ở biên giới vào năm 2020, các công ty Trung Quốc đã phải vật lộn để kinh doanh tại Ấn Độ trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước.

Với lý do lo ngại về an ninh, Ấn Độ đã cấm hơn 300 ứng dụng của Trung Quốc, gồm cả những ứng dụng phổ biến như TikTok (phiên bản ở nước ngoài của Douyin), và thắt chặt quy định đối với các công ty Trung Quốc đầu tư vào Ấn Độ.

Ngoài ra, Ấn Độ còn kìm hãm doanh nghiệp Trung Quốc trong các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, họ cân nhắc cấm các nhà sản xuất smartphone Đại Lục bán thiết bị dưới 12.000 rupee (khoảng 146 USD) để hỗ trợ ngành công nghiệp nội địa. Động thái cũng ảnh hưởng lớn đến Xiaomi.

Sau khi tài sản trị giá hàng trăm triệu USD bị Chính phủ Ấn Độ đóng băng, Xiaomi cho biết hoạt động của họ tại thị trường trọng điểm này đã bị “đình chỉ một cách hiệu quả”. Các lô hàng điện thoại di động của họ ở Ấn Độ đã giảm gần 1/4 trong quý đầu tiên của năm ngoái.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Bộ Công an thay đổi hàng loạt hạng giấy phép lái xe ô tô, xe máy

Bộ Công an dự kiến ra giấy phép lái xe hạng A thay thế hạng…

3 giờ ago

VCCI đề xuất mọi khách hàng được mua điện tái tạo mà không qua EVN

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất mọi doanh nghiệp,…

6 giờ ago

Chìa khóa kéo dài tuổi thọ thường dễ bị bỏ qua

Người xưa đối với việc dưỡng sinh trường thọ thì không chỉ quan tâm đến…

6 giờ ago

Israel tiến hành tấn công có mục tiêu ở Rafah trong khi tiếp tục đàm phán về con tin

Các quan chức Israel cho biết, nước này đang đẩy mạnh chiến dịch quân sự…

7 giờ ago

Nga ra tối hậu thư quân sự cho Anh

Moscow sẽ trả đũa nhắm vào Anh tại Ukraine hoặc khu vực khác nếu Kyiv…

8 giờ ago

Vụ ngộ độc ở Đồng Nai: Chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra

Giới chức TP. Long Khánh nhận định vụ ngộ độc khiến 568 người phải khám…

9 giờ ago