Tập đoàn FLC bị phong tỏa tài khoản, cưỡng chế thuế gần 300 tỷ đồng

Tập đoàn FLC nhận được một loạt quyết định cưỡng chế thuế của cục Thuế Hà Nội, Quảng Bình. Theo đó, doanh nghiệp này đã bị phong tỏa 11 tài khoản ngân hàng để cưỡng chế gần 300 tỷ đồng tiền thuế.

Nửa đầu năm 2022, FLC lỗ ròng gần 1.100 tỷ đồng, tình hình kinh doanh sa sút. (Ảnh chụp màn hình: vtc.gov.vn)

Tập đoàn FLC đã thông báo về các quyết định của cục Thuế Hà Nội vào hôm 4/8 và đã công bố trên trang thông tin điện tử từ ngày 5/8. Cụ thể, cơ quan Thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế số tiền 11,5 triệu đồng do FLC chậm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân.

Bên cạnh đó, cục Thuế Hà Nội còn ra 8 quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tổng số tiền gần 72 tỷ đồng. Lý do công ty có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Việc cưỡng chế thuế được thực hiện bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản của FLC mở tại ngân hàng Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank, MBBank, VPBank, OCB chi nhánh Hà Nội và VIB chi nhánh Quận 1.

Trước đó, FLC cũng nhận 3 quyết định của cục Thuế tỉnh Quảng Bình về việc cưỡng chế thuế tương tự với tổng số gần 224 tỷ đồng. Các biện pháp trích tiền từ và phong tỏa tài khoản của FLC mở tại OCB chi nhánh Hà Nội, tại VIB chi nhánh Quận 1 và BIDV chi nhánh Thanh Xuân.

Như vậy, chỉ trong vài ngày, FLC đã nhận được thông báo phong tỏa tài khoản để cưỡng chế số tiền thuế gần 300 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022, Tập đoàn FLC ghi nhận doanh thu 1.709 tỷ đồng, giảm 60% so với nửa đầu năm ngoái.

Trong đó, doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm giảm hơn một nửa xuống còn 706 tỷ đồng, doanh thu kinh doanh bất động sản giảm về mức 525 tỷ đồng, còn doanh thu cung cấp dịch vụ cũng giảm từ 747 tỷ xuống còn 477 tỷ đồng.

Khấu trừ chi phí, FLC lỗ ròng gần 1.110 tỷ đồng. Năm 2022, FLC đặt mục tiêu doanh thu gần 27.000 tỷ đồng, lợi nhuận 2.100 tỷ đồng. Như vậy, nửa đầu năm Công ty còn cách khá xa so với chỉ tiêu đề ra trước đó.

Sau nửa năm, khoản nợ phải trả của tập đoàn tăng gần 15% lên hơn 27.500 tỷ đồng, trong đó khoảng 70% là nợ vay ngắn hạn.

Mặc dù đã trả xong toàn bộ hơn 573 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn tại OCB chi nhánh Hà Nội, gần 176 tỷ đồng của BIDV chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long, gần 64 tỷ đồng vay tại Sacombank chi nhánh Hà Nội, 10 tỷ đồng tại VietinBank Leasing, nhưng FLC cũng thêm hai chủ nợ mới với khoản vay ngắn hạn.

Cụ thể, FLC mới vay ngắn hạn hơn 185 tỷ đồng từ Tập đoàn Homeliday và 621 tỷ đồng từ ông Lê Thái Sâm – thành viên Hội đồng quản trị FLC vừa được bổ nhiệm.

Đáng chú ý, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa cho biết sẽ đình chỉ giao dịch với cổ phiếu của Công ty CP FLC Faros (mã chứng khoán ROS) từ ngày 12/8, do doanh nghiệp tiếp tục chậm nộp báo cáo tài chính quý 2 năm nay.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Chuyên gia: Làm những điều này vào ban đêm sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn vào sáng hôm sau

Nếu thức dậy vào buổi sáng với một tinh thần uể oải mệt mỏi thì…

19 phút ago

Ngoại trưởng Anh Quốc nói điều quân NATO tới Ukraine là ‘nguy hiểm’

Ngoại trưởng Anh David Cameron hôm thứ Sáu (3/5) đã lên tiếng phản đối việc…

55 phút ago

Mẫu sổ đỏ, sổ hồng được đề xuất in thêm mã QR

Theo Bộ TN-MT, mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới sẽ chỉ còn…

2 giờ ago

Đồng Nai: Phải tiêm vắc-xin phòng dại sau khi giết, ăn thịt chó dại

Một số người tại xã Cây Gáo (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) đã làm…

3 giờ ago

8 người bị cáo buộc mạo danh phóng viên cưỡng đoạt tài sản doanh nghiệp

Các bị can tổ chức hoạt động theo từng nhóm liên huyện, liên tỉnh, trao…

5 giờ ago

Không được tài trợ, vận động viên làm việc ở Walmart kiếm tiền thi Olympic Trials

Dylan Beard là một vận động viên đáng ngưỡng mộ. Dù là trên đường đua…

5 giờ ago