8,1 tỷ gói mì đã được tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2023, tăng 49% so với năm 2019. Tính bình quân đầu người, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tiêu thụ mì ăn liền với 83 gói/người/năm, tăng từ mức 57 gói/người/năm vào hồi 2019.
Trong số 8,1 tỷ gói mì được tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2023, Acecook – ông lớn sản xuất mì Nhật Bản, đã chiếm tới 3,3 tỷ gói, tương đương khoảng 40% thị phần. Acecook đang dẫn đầu thị trường mì gói Việt Nam nhờ bề dày kinh nghiệm cùng danh mục sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhiều thành phần.
Hảo Hảo – một sản phẩm quá đỗi thân quen với người tiêu dùng Việt Nam cũng là thương hiệu nổi tiếng của Acecook. Đây là loại mì luôn nằm trong top bán chạy nhất nhờ mức giá thấp, chỉ khoảng 4.500 đồng/gói, vị chua chua ngọt ngọt dễ ăn.
Có những thời điểm như đợt phong tỏa để chống dịch COVID-19 hay gần nhất là mấy ngày qua khi người dân Hà Nội lo tích trữ thực phẩm để chống lụt, Hảo Hảo thường xuyên “cháy” hàng.
Gần đây, để tăng sức cạnh tranh, Acecook đã tung ra nhiều sản phẩm cao cấp hơn, có giá từ 5.000 – 15.000 đồng/gói với hương vị khác biệt, nguyên liệu đắt tiền hơn, nhiều topping hơn và bán cũng khá chạy.
Acecook Việt Nam cho biết năm nay, sức tiêu thụ các sản phẩm cao cấp của công ty khá tốt với doanh số tăng từ 30 – 50% so với năm trước.
Theo Báo cáo “Dấu chân Thương hiệu Việt Nam 2024” do Kantar Worldpanel thực hiện công bố hồi tháng 7/2024, Acecook Việt Nam đạt TOP 5 Nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được chọn mua nhiều nhất ở khu vực Nông thôn Việt Nam & Hảo Hảo đạt TOP 1 Thương hiệu ngành hàng Thực phẩm được chọn mua nhiều nhất khu vực thành thị Việt Nam.
Gia nhập thị trường Việt Nam từ những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Acecook đã nhanh chóng phát triển và chiếm giữ thị phần. Công ty hiện có 13 nhà máy trong nước, bao gồm cả các cơ sở đối tác. Acecook dự kiến sẽ đưa thêm 2 nhà máy vào hoạt động trước năm 2027.
Tuy đang chiếm giữ thị phần lớn trên thị trường mì gói Việt Nam, Acecook không thể không dè chừng một đối thủ cạnh tranh đang vươn lên mạnh mẽ với chiến lược cao cấp hóa sản phẩm, đó là Masan Cosumer.
Các sản phẩm mì khoai tây Omachi hay Kokomi đang dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Theo đại diện Masan Consumer, Công ty đang tập trung phát triển dòng sản phẩm cao cấp hơn.
Mới đây, các sản phẩm lẩu Omachi tự sôi của Masan đã gây sự chú ý của người tiêu dùng, dù mức giá không hề rẻ, trên 100.000 đồng/hộp. Điểm đặc biệt của các sản phẩm lẩu này là chúng được đựng trong bao bì tự đun sôi, không cần nguồn nhiệt bên ngoài, tiện cho các buổi dã ngoại ngoài trời với bữa ăn vẫn đủ dinh dưỡng. Masan cho rằng, với sản phẩm lẩu tự sôi, họ đã nâng tầm trải nghiệm mì ăn liền, mang đến bữa ăn “vừa ngon vừa thú vị”.
Chiến lược của Masan là cố gắng thay đổi định kiến của người tiêu dùng về mì ăn liền vốn coi đây là sản phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt nhắm tới những khách hàng có thói quen ăn ngoài.
Đây là khẳng định của Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam, ông Hiroki Kaneda.
Theo nhận định của Nikkei, kể từ sau đại dịch COVID-19, người Việt Nam ngày càng ưa chuộng mì ăn liền. Hiện nay, dù đã qua dịch COVID, nhưng kinh tế chưa qua thời khó khăn, người tiêu dùng vẫn phải thắt chặt chi tiêu. “Do lạm phát, mì ăn liền trở thành một lựa chọn vừa túi tiền mà vẫn đảm bảo bữa ăn ngon miệng”, ông Hiroki Kaneda, Tổng giám đốc Acecook Việt Nam, cho biết.
Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới cho biết tổng tiêu thụ mì ăn liền toàn cầu đạt 120,2 tỷ gói vào năm 2023, tăng 13% so với năm 2019. Trong số 10 quốc gia tiêu thụ mì hàng đầu thế giới, Đông Nam Á có tới 4 quốc gia và khu vực nảy trở thành động lực chính thúc đẩy thị trường mì toàn cầu.
Năm 2023, lượng tiêu thụ mì ăn liền tại Đông Nam Á đạt 34 tỷ gói, tăng 22% so với năm 2019 và chiếm khoảng 30% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, 8,1 tỷ gói mì được tiêu thụ trong năm ngoái, tăng 49% so với năm 2019.
Tính bình quân đầu người, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tiêu thụ mì ăn liền với 83 gói/người/năm, tăng từ mức 57 gói/người/năm vào hồi 2019. Tổng giám đốc Acecook Việt Nam nhận định: “Mức tiêu thụ mì ăn liền của Việt Nam sẽ vượt 10 tỷ gói mỗi năm vào năm 2030”.
Để đáp ứng nhu cầu mì ăn liền ngày càng tăng trên toàn thế giới, Acecook hiện đẩy mạnh xuất khẩu mì ăn liền Hảo Hảo và phở sang khoảng 40 quốc gia. Tổng giám đốc Acecook Việt Nam khẳng định: “Việt Nam sẽ trở thành trung tâm xuất khẩu của tập đoàn”.
Tảng đá khoảng 300 tấn trên một ngọn núi ở thị trấn Phong Nha xuất…
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định từ tháng 11-12,…
Một bộ trưởng Chính phủ Indonesia cho biết đã yêu cầu Google và Apple chặn…
Một thanh niên 24 tuổi đột ngột qua đời tại Bệnh viện liên kết số…
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, trong cuộc phỏng vấn với truyền thông hôm 11/10,…
Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) phải thu hồi lại hơn 1,5…