Vietnam Airlines: “Nợ như núi”, Kiểm toán Deloitte nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Sau soát xét, Kiểm toán Deloitte nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và cho biết hãng bay này sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm, Vietnam Airlines tiếp tục lỗ sau thuế hơn 5.230 tỷ đồng, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn hơn 36.400 tỷ đồng, khoản phải trả quá hạn gần 14.860 tỷ đồng,…

Luỹ kế đến ngày 30/6/2022, Vietnam Airlines lỗ gần 28.900 tỷ đồng, tương đương 1,25 tỷ USD. (Ảnh minh họa: Sorbis/Shutterstock)

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét giữa niên độ 2022, được kiểm toán bởi Công ty Deloitte. Báo cáo kiểm toán không có nhiều thay đổi về chỉ tiêu tài chính và kết quả kinh doanh so với báo cáo tài chính Vietnam Airlines tự lập trước đó.

Tuy vậy, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh tới khoản nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines đã vượt quá tài sản ngắn hạn, với số tiền là 36.425 tỷ đồng (tính đến ngày 30/6/2022), vốn chủ sở hữu âm 4.897 tỷ đồng và khoản phải trả quá hạn là 14.858 tỷ đồng.

Trong kỳ hoạt động vừa qua, hãng hàng không này cũng ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ 5.237 tỷ đồng. Luỹ kế đến ngày 30/6, hãng hàng không quốc gia của Việt Nam lỗ gần 28.900 tỷ đồng (1,25 tỷ USD).

Phía kiểm toán cho biết khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ Việt Nam. Trong đó bao gồm cả việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho các nhà cung cấp và cho thuê.

Theo đơn vị kiểm toán, những điều kiện này cùng với khoản nợ trên 36.425 tỷ đồng vượt quá tài sản ngắn hạn cho thấy “sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn”. Nó có thể ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động liên tục của hãng hàng không lớn nhất Việt Nam.

Để đối phó, Vietnam Airlines cho biết hãng đã ký hợp đồng vay và được giải ngân 4.000 tỷ đồng, thời hạn trả nợ có thể kéo dài đến năm 2024.

Ngoài ra, công ty đang đàm phán thêm với các ngân hàng để có thêm hạn mức tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh. Đến giữa năm, tổng hạn mức Vietnam Airlines đã ký với các nhà băng khoảng hơn 18.500 tỷ đồng, trong đó phần chưa sử dụng khoảng 10.300 tỷ đồng.

Vietnam Airlines cũng đang tìm kiếm các nguồn thu khác gồm thanh lý tàu bay, động cơ tàu bay và các khoản đầu tư tài chính. Hiện tại, công ty đã bán được 1 tàu bay, bán quyền mua và thuê lại 1 động cơ tàu bay, thanh lý khoản đầu tư vào Cambodia Air và thu về một phần số tiền hơn 860 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hãng bay này thương lượng để hủy nhận 4 tàu bay Boeing B787 và Airbus A320 đã đặt trước đó. 5 tàu bay mới cũng đang được thỏa thuận để nhận vào cuối năm 2022, 2023 thay vì 2020 – 2021 như kế hoạch ban đầu.

Thiên Tùng

Thiên Tùng

Published by
Thiên Tùng

Recent Posts

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc của Ngoại trưởng Hoa Kỳ…

12 phút ago

Tucker Carlson phỏng vấn triết gia bảo thủ người Nga Aleksandr Dugin

Nhà báo Mỹ Tucker Carlson vừa công bố cuộc phỏng vấn dài 20 phút với…

12 phút ago

OpenAI bị khởi kiện tại châu Âu

Hôm 29/4 vừa qua, tổ chức bảo vệ dữ liệu châu Âu NOYB, cùng với…

30 phút ago

Tổng thư ký NATO: Chưa quá muộn để giúp Ukraine chiến thắng trước Nga

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng Ukraine vẫn còn cơ hội chiến thắng…

36 phút ago

Ông Donald Trump gặp riêng thống đốc DeSantis

Cựu tổng thống Donald Trump đã có cuộc gặp riêng với ông DeSantis cuối tuần…

41 phút ago

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng 1 lần

Theo quy định mới vừa được Phó Thủ tướng ký ban hành, thời gian điều…

2 giờ ago