Có thể tự do đi lại sau khi tiêm vắc-xin không? WHO và Fauci: Không

Tiến sĩ Anthony Fauci: chưa rõ khả năng vắc-xin chống lại sự lây lan đạt hiệu quả ở mức độ nào.

Ông Anthony Fauci (Ảnh:  NIAID/ Flickr)

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm người Mỹ và là cố vấn cấp cao của Nhà Trắng về phòng chống virus, tiến sĩ Anthony Fauci cho biết, những người đã được tiêm phòng đầy đủ vắc-xin kháng virus COVID-19 (còn gọi là viêm phổi Vũ Hán) vẫn nên tránh các sự kiện công cộng kéo dài như ăn uống trong nhà hàng và xem phim trong rạp.

Tiến sĩ Fauci đã chia sẻ về bản thân trong một cuộc họp báo gần đây: “Tôi vẫn không ăn ở nhà, tôi thường gọi món mang đi.” “Tôi muốn tiếp tục ủng hộ các nhà hàng lân cận nơi tôi thường đến.”

Chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm ở Hoa Kỳ này cho biết, mặc dù những người được tiêm hai liều vắc-xin cùng một lúc đã giảm đáng kể nguy cơ biến chứng COVID-19, bên cạnh đó, hai nghiên cứu của Israel cũng chỉ ra rằng vắc-xin Pfizer làm giảm đáng kể sự lây lan của virus, tuy nhiên, vẫn chưa rõ khả năng chống lại sự lây lan này đạt hiệu quả ở mức độ nào.

Về vấn đề tiêm chủng, giới khoa học và công nghệ đang có sự bất đồng. Trái ngược với cách tiếp cận thận trọng của Tiến sĩ Fauci, một số chuyên gia y tế cảnh báo nên tránh tiếp nhận các thông điệp công khai đang làm giảm thiểu những lợi ích tích cực của việc tiêm chủng.

Trong một tạp chí được xuất bản gần đây trên The Atlantic, nhà dịch tễ học người Mỹ và là giáo sư tại Trường Y Harvard Julia Marcus bày tỏ, việc khuyên mọi người rằng họ không nên làm gì khác đi sau khi tiêm chủng — thậm chí là trong nhà riêng của họ — tạo ra sự ngộ nhận rằng vắc-xin không mang lại lợi ích gì cả.

Bà tiếp tục đưa ra quan điểm của bản thân, vắc-xin có thể thực sự giúp giảm thiểu rủi ro chứ không phải cảm giác an toàn giả tạo. Và việc cố gắng loại bỏ ngay cả những thay đổi có nguy cơ thấp nhất trong hành vi, là vừa đánh giá thấp nhu cầu gần gũi với nhau của mọi người, vừa không khuyến khích chính cái sẽ giúp mọi người thoát khỏi mớ hỗn độn này: chính là tiếp nhận vắc-xin.

Tuy nhiên, thực tế về những trường hợp tiêu cực sau tiêm chủng xuất hiện nhiều nơi nhắc nhở mọi người rằng vắc-xin này không hoàn toàn đáng tin cậy.

Với tư cách là chuyên gia chính về phòng chống dịch bệnh của Nhà Trắng, tiến sĩ Fauci đã thông qua những lần xuất hiện trên các kênh truyền thông gần đây để kêu gọi mọi người nên thận trọng. Vào ngày Chủ nhật (21/2), ông nói rằng ngay cả khi cuộc sống trên khắp nước Mỹ trở lại “bình thường”, mọi người có thể phải đeo khẩu trang cho đến năm 2022.

“Nếu hầu hết mọi người trong nước đều được tiêm chủng, kết hợp với việc giữ cho nồng độ virus trong cộng đồng ở mức thật thấp, thì tôi tin rằng bạn sẽ có thể nói hầu hết những gì bạn biết, và chúng ta không nhất thiết phải đeo khẩu trang,” tiến sĩ Fauci nói.

Mặc dù vậy, tiến sĩ Fauci chỉ ra rằng không thể loại bỏ hoàn toàn virus COVID-19.

WHO: Hộ chiếu tiêm vắc-xin không được sử dụng để đi du lịch quốc tế

(Ảnh minh họa: neelam279/ Pixabay)

Ngày 25/2, tờ Daily Mail đưa tin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi không sử dụng hộ chiếu vắc-xin để tạo thuận lợi cho việc đi lại quốc tế vì vẫn còn “những ẩn số quan trọng liên quan đến hiệu quả giảm lây lan do tiêm chủng.”

WHO cho rằng những hành khách được tiêm chủng sẽ không thể tránh được những hạn chế đi lại hiện có nhằm giảm sự lây lan của bệnh viêm phổi do virus Trung Cộng (còn gọi là virus viêm phổi Vũ Hán, Covid-19).

WHO cũng cảnh báo rằng số lượng vắc-xin đang khan hiếm này có thể được chuyển từ những người dễ bị tổn thương sang khách du lịch nếu chúng đột nhiên trở nên có giá trị đối với họ. 

WHO đưa ra lập trường nêu rõ: “Tại thời điểm hiện tại, WHO cho rằng các cơ quan quản lý quốc gia và các nhà khai thác vận tải không nên đưa ra các yêu cầu về bằng chứng tiêm chủng COVID-19 cho chuyến du lịch quốc tế như một điều kiện để khởi hành hoặc nhập cảnh.”

Đây là một cú đánh mới cho cả những nhà du lịch và các ông chủ ngành du lịch, những người đang hy vọng hộ chiếu vắc-xin sẽ mở đường cho các chuyến du lịch nước ngoài.

Liệu mọi người có nên được bắt buộc phải tiêm phòng để được hưởng tự do hơn hay không là một vấn đề mang tính chia rẽ chính trị đã được tranh luận không ngừng ở nhiều quốc gia.

Tài liệu của WHO cũng cho biết: “Các cơ quan quản lý quốc gia nên lựa chọn các biện pháp can thiệp y tế cộng đồng nhằm ít xâm phạm đến quyền tự do đi lại của cá nhân.”

Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson sẽ trải qua cuộc đánh giá hiệu quả của Bộ Giao thông Vận tải trước khi đưa ra quyết định.

Các nhà lãnh đạo EU sẽ tranh luận về hệ thống hộ chiếu vắc-xin vào ngày 25/2. Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, vốn phụ thuộc nhiều vào du lịch, đang gấp rút cứu vãn kỳ nghỉ hè này.

Một số chính phủ, chẳng hạn như Hy Lạp và Tây Ban Nha, đang thúc đẩy việc thông qua giấy chứng nhận cho những người đã được tiêm chủng trong EU càng sớm càng tốt để mọi người có thể đi du lịch trở lại.

Tuy nhiên, mặc dù các quốc gia thành viên EU hoan nghênh giấy chứng nhận tiêm chủng, họ vẫn cần làm việc chi tiết, bao gồm cả việc liệu chúng có nên ở dạng kỹ thuật số hay không, liệu chúng có nên được chấp nhận trên quy mô toàn cầu hay không và nên được cấp giấy chứng nhận tiêm chủng ở giai đoạn nào của quy trình tiêm chủng hai bước.

Reuters đưa tin, một tuyên bố dự thảo của hội nghị video dành cho các nhà lãnh đạo EU cho biết: “Chúng tôi kêu gọi nỗ lực tiếp tục theo cách tiếp cận chung đối với giấy chứng nhận tiêm chủng,” nhưng không đưa ra khung thời gian cho kết quả.

Các quan chức cho biết EU đang làm việc với Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, tổ chức mong muốn nối lại du lịch hàng không, cũng như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nhưng các quan chức nói rằng việc đi lại có giấy phép cũng làm nảy sinh các vấn đề pháp lý, bởi vì những người xếp hàng cuối cùng để tiêm chủng có thể cho rằng quyền tự do đi lại của họ bị hạn chế một cách vô cớ do việc chờ đợi tiêm chủng thường kéo dài hàng tháng, điều này không công bằng.

Các quan chức EU cũng chỉ ra rằng các tổ chức của WHO và EU vẫn chưa đưa ra hướng dẫn về việc liệu những người đã được tiêm hai liều COVID-19 vẫn có thể mang virus và lây nhiễm cho những người khác, ngay cả khi họ không còn dễ bị lây nhiễm hay không.

Cũng không rõ liệu những người đã khỏi bệnh sau khi nhiễm viêm phổi Vũ Hán có thể tiếp tục bị nhiễm bệnh hay không, họ đã duy trì được khả năng miễn dịch trong bao lâu và liệu họ có nên nhận được giấy chứng nhận hay không.

Một quan chức cấp cao của một nước EU cho biết: “Chúng tôi còn rất nhiều điều chưa biết. Chúng tôi cần thêm thời gian để đạt được chính sách chung.”

Nhưng đối với các quốc gia phía nam EU, thời gian không còn nhiều, và ngành khách sạn ở đó cần phải biết những gì cần chuẩn bị trong vài tháng tới. Bất chấp tuyên bố chính thức rằng tất cả các chính phủ EU hy vọng sẽ giải quyết vấn đề này cùng nhau, một số quốc gia có thể quyết định tăng tốc các hành động của riêng mình.

Vào đầu tháng Hai, Hy Lạp và Israel đã ký một thỏa thuận nới lỏng các hạn chế đi lại cho những người Israel có giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 đến Hy Lạp.

Lý Cao – Thành Dung, Vision Times

Xem thêm:

Vision Times

Published by
Vision Times

Recent Posts

Tỉnh ủy Bình Phước chỉ đạo vụ Tỉnh ủy viên xâm hại đồng tính

Giới chức Đảng và chính quyền tỉnh Bình Phước xác nhận đang làm rõ vụ…

1 giờ ago

Xe buýt điện Trung Quốc đổ bộ thị trường EU, hãng xe châu Âu lâu đời phá sản

Nhu cầu thị trường về xe buýt điện đang dần mở rộng ở Châu Âu.…

2 giờ ago

Ông Zelensky chỉ trích phương Tây vì muốn chấm dứt xung đột

Tổng thống Ukraine tuyên bố lực lượng Kiev sẽ thành công hơn trên chiến trường…

2 giờ ago

Nói về món ăn miền Nam

Sau thử thách, nhiều món ăn lạ được định hình hoặc bị lãng quên để…

4 giờ ago

Vụ án chìm tàu kéo và sà lan khiến 9 người thương vong: Khởi tố vụ án

Liên quan vụ chìm tàu kéo và sà lan làm 9 người thương vong, cơ…

4 giờ ago

Thủ tướng Slovakia Robert Fico vẫn đang trong tình trạng nguy kịch

Thủ tướng Sloviakia Robert Fico vẫn đang trong tình trạng nguy kịch và phải đối…

4 giờ ago