Khổ qua thanh nhiệt, nhưng những ai không nên ăn?
- Ngọc Trúc
- •
Khổ qua còn được gọi là mướp đắng, cẩm lệ chi, lương qua, mướp mủ… Khổ qua được nhiều người yêu thích vì có công dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể. Ăn khổ qua có thể thanh nhiệt, nhưng nếu ăn không đúng thì lại có hại cho sức khỏe.
Theo Đông y khổ qua có vị đắng, tính hàn; vào tỳ vị tâm can. Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường.
Mùa hè cơ thể dễ bị nóng, ăn khổ qua có thể thanh nhiệt, làm đẹp da. Thế nhưng có những điều cấm kỵ khi ăn khổ qua, một số người không thích hợp ăn khổ qua, chúng ta cũng cần cẩn thận khi ăn. Nếu dùng quá nhiều khổ qua, có thể gây ra một số tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khổ qua chứa nhiều vitamin C, nhưng ăn sống nhiều dễ gây vô sinh ở nữ giới
Khổ qua chứa nhiều vitamin C, giúp giảm lượng mỡ và đường, thích hợp với những người sợ tăng cân. Thế nên mọi người truyền tai nhau cách ăn khổ qua sống mỗi ngày để giảm cân, tuy nhiên như thế thì lại không có lợi cho sức khỏe.
Các khoa học gia y học Indonesia phát hiện thấy những chất có trong khổ qua sẽ gây ra vô sinh ở nữ giới. Thí nghiệm trên động vật chứng minh rằng nước ép khổ qua có chứa protein thực vật có tính chống thụ tinh sẽ ức chế tinh trùng của nam phát triển, từ đó giảm chất lượng của tinh trùng.
Ngoài ra, nữ giới cũng nên tránh ăn khổ qua vào kỳ kinh nguyệt.
Người ta phát hiện thấy khổ qua có tác dụng giảm cholesterol và triglycerides trong cơ thể, nhưng đồng thời cũng ngăn cản cơ thể phân giải chất béo, vì vậy ăn khổ qua sống khiến cơ thể không thể phân giải được chất béo dư thừa, tuy nhiên khổ qua lại có tác dụng chữa trị nhất định đối với những người mắc bệnh mỡ máu cao.
Khổ qua vị đắng tính hàn, ăn nhiều sẽ gây tổn thương dạ dày, vì vậy ăn khổ qua để giảm cân, có khả năng mỡ chưa giảm được nhưng dạ dày đã bị đau rồi. Cũng chính vì lý do đó mà những người bị lạnh bụng, viêm dạ dày mãn tính nên hạn chế ăn khổ qua.
Những ai không nên ăn khổ qua?
1. Những người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết
Khổ qua có thể giảm đường huyết, thanh nhiệt, thế nhưng lại không có lợi cho tim mạch, vì vậy những người bị hạ đường huyết, huyết áp thấp không nên ăn khổ qua, những người có huyết áp và đường huyết bình thường cũng không nên ăn quá nhiều.
2. Những người bị dạ dày lạnh
Khổ qua có tính lạnh, nếu thường ngày đi ngoài phân lỏng, nước tiểu loãng hoặc sợ lạnh, có thể cơ thể thiếu dương khí, tốt nhất không nên hoặc nên hạn chế ăn khổ qua.
3. Những người bị thiếu canxi
Axit oxalic trong khổ qua sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu canxi. Người bình thường trước khi ăn nên luộc khổ qua trước để loại bỏ phần nào vị đắng và axit oxalic, sẽ có lợi cho cơ thể hấp thu canxi trong thức ăn. Những người bị thiếu canxi thì nên tránh ăn hoặc hạn chế ăn khổ qua.
4. Trẻ sơ sinh
Dù cơ thể trẻ sơ sinh là thuần dương, nhưng dạ dày của trẻ nhỏ khá yếu, không nên ăn quá nhiều khổ qua.
Phụ nữ mang thai có thể ăn khổ qua không?
Khổ qua có thể gây vô sinh, nhưng phụ nữ mang thai thì có thể ăn được khổ qua với lượng vừa phải. Nguyên nhân chủ yếu là nhu động ruột của phụ nữ mang thai khá chậm, những loại rau có vị đắng như khổ qua có thể kích thích tiết nước bọt và dịch vị, thúc đẩy nhu động ruột, giúp cải thiện vấn đề tiêu hóa, hấp thu ở phụ nữ mang thai, tăng cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, tác dụng giảm đường huyết và mỡ máu trong khổ qua có thể có hiệu quả phòng chứng huyết áp cao và tiểu đường thai kỳ.
Thế nhưng trong khổ qua có chứa một lượng nhỏ quinine có thể kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai… vì vậy dù lượng quinine trong khổ qua rất ít, nhưng nếu ăn nhiều khổ qua, lượng quinine tích lũy nhiều cũng sẽ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.
Khổ qua không thể ăn cùng loại thực phẩm nào?
1. Tốt nhất là không nên ăn khổ qua cùng sườn heo rán, nếu không sẽ dễ tạo ra canxi oxalate, ảnh hưởng đến hấp thu canxi.
2. Khổ qua không thể ăn cùng măng cụt, nếu không sẽ khiến cơ thể khó chịu.
3. Không nên uống trà sau khi ăn khổ qua để tránh làm tổn thương dạ dày.
4. Không nên ăn khổ qua cùng các loại hải sản có vỏ cứng như tôm, nguyên nhân chủ yếu là do trong các loại hải sản này có chứa hợp chất asen hóa trị 5, kết hợp cùng vitamin C trong khổ qua sẽ dễ gây khó chịu cho cơ thể.
Ngọc Trúc
Xem thêm:
Từ khóa Món ăn ngon thực phẩm Chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng