Nghiên cứu: Người được tiêm chủng tăng cường ngừa COVID-19 dễ nhiễm bệnh hơn người không tiêm
- Zachary Stieber
- •
Theo một nghiên cứu mới đối với các nhà tù ở California, những người đã được tiêm mũi tăng cường vắc-xin ngừa COVID-19 mới có nhiều khả năng mắc bệnh hơn những người không tiêm.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 33 nhà tù tiểu bang từ tháng 1 – 7/2023, cố gắng đánh giá vắc-xin lưỡng trị (bivalent vaccine, vắc-xin chống lại chủng virus corona mới ban đầu và chủng đột biến Omicron mới nhất vào thời điểm đó), được bắt đầu sử dụng vào mùa thu năm 2022.
Trong số 96.201 tù nhân có dữ liệu xét nghiệm và tiêm chủng COVID-19, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 2.835 trường hợp nhiễm bệnh. Họ phát hiện ra rằng 1.187 trường hợp mắc bệnh là những người đã được tiêm vắc-xin lưỡng trị, trong khi chỉ có 568 trường hợp là những người chưa được tiêm.
Các trường hợp còn lại là những người chỉ được tiêm vắc-xin đơn trị hoặc vắc-xin cũ. Những cá nhân này đã bị loại khỏi phân tích sâu hơn.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng mặc dù số người tiêm vắc-xin lưỡng trị (36.609 người) cao hơn số người chưa được tiêm (20.889 người), nhưng tỷ lệ lây nhiễm ở những người tiêm vắc-xin lưỡng trị cao hơn, với số ca lây nhiễm gần gấp đôi so với những người chưa tiêm chủng. Tỷ lệ lây nhiễm ở nhóm tiêm vắc-xin lưỡng trị giá là 3,2%, cao hơn so với tỷ lệ 2,7% ở nhóm chưa tiêm vắc-xin.
Tiến sĩ Robert Mayes thuộc Cơ quan Y tế Cải huấn California và các tác giả khác viết: “Tỷ lệ lây nhiễm ở nhóm vắc-xin lưỡng trị cao hơn một chút so với nhóm chưa tiêm chủng, nhưng sự khác biệt rõ ràng về thống kê học.”
Phân loại theo độ tuổi, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự khác biệt lớn hơn ở những tù nhân lớn tuổi.
Trong số các tù nhân ít nhất 65 tuổi, tỷ lệ lây nhiễm ở những người đã được tiêm chủng là 6,4%, so với 4,5% ở những người chưa tiêm chủng. Trong số các phạm nhân ít nhất 50 tuổi, tỷ lệ lây nhiễm lần lượt là 4% ở người đã tiêm chủng và 3% ở người chưa tiêm chủng.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: “Vẫn cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu lý do đằng sau những phát hiện này, đồng thời xem xét các yếu tố khác như tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển vắc-xin chống lại tình trạng lây nhiễm COVID-19 còn sót lại, đặc biệt là tầm quan trọng của vắc-xin chống lại các biến thể COVID-19 liên tục biến đổi.”
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Cureus.
Tác giả phụ trách truyền thông của nhóm nghiên cứu đã không trả lời một số câu hỏi, bao gồm cả lý do tại sao họ loại trừ những người chưa tiêm vắc-xin lưỡng trị.
Nhóm nghiên cứu cho rằng khoảng cách giữa những người được tiêm chủng và những người chưa tiêm chủng có thể xuất phát từ khả năng miễn dịch tự nhiên hoặc sự bảo vệ mà mọi người có được sau khi khỏi bệnh COVID-19. Họ không thể đưa khả năng miễn dịch tự nhiên vào tính toán của mình. Họ cũng cho biết các tù nhân có thể không báo cáo các triệu chứng, điều này có thể làm sai lệch kết quả.
Tuyên bố đáng ngờ
Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng kết quả là tiêu cực. Họ viết: “Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển vắc-xin chống lại tình trạng nhiễm trùng còn sót lại của COVID-19, đặc biệt là chống lại các biến thể COVID-19 đang phát triển”.
Họ cũng viết: “Nghiên cứu này cho thấy rằng mặc dù vắc-xin lưỡng trị có thể bảo vệ chống lại các hậu quả nghiêm trọng, nhưng nó có thể không làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm tổng thể.”
Các nhà nghiên cứu đã không cung cấp bằng chứng ủng hộ việc cho rằng vắc-xin có tác dụng bảo vệ khỏi các hậu quả nghiêm trọng.
Bác sĩ đã nghỉ hưu, Tiến sĩ Ray Andrews cho biết cách diễn đạt này là một ví dụ về đánh lừa dư luận. Ông với Epoch Times qua email: “Các từ ‘có lẽ’ (may) và ‘có thể’ (might) biến một bài báo khoa học thành quan điểm cá nhân.”
Ông nói: “Kết quả cho thấy, vắc-xin là không hiệu quả.”
Vắc-xin lưỡng trị đã được phê duyệt mà không có dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và vẫn chưa có dữ liệu về hiệu quả. Do hiệu quả không tốt nên giới chức Mỹ đang chuẩn bị thay thế chúng bằng các loại vắc-xin mới.
Dữ liệu quan sát cho thấy những loại vắc-xin này có tác dụng ngắn hạn trong việc ngăn bệnh nặng.
Nghiên cứu liên quan khác
Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng vắc-xin lưỡng trị mang lại rất ít hoặc không có tác dụng bảo vệ.
Ví dụ, các nhà nghiên cứu Pháp ước tính rằng vắc-xin lưỡng trị chỉ tăng khả năng bảo vệ chống lại lây nhiễm không triệu chứng thêm 8%, trong khi các nhà nghiên cứu Hàn Quốc ước tính chỉ tăng 12%, và các nhà nghiên cứu Qatar ước tính hiệu quả tương đối là 25%, đối với những người không bị nhiễm bệnh thì hiệu quả tương đối thấp.
Các nhà nghiên cứu của Phòng khám Cleveland (Cleveland Clinic) vào tháng 6 đã phát hiện ra rằng những nhân viên phòng khám được tiêm chủng “đúng thời hạn” hoặc những người đã tiêm vắc-xin lưỡng trị có nguy cơ lây nhiễm cao hơn những người khác.
Tiến sĩ Nabin Shrestha của Phòng khám Cleveland và các nhà nghiên cứu khác cho biết vào thời điểm đó: “Nghiên cứu này nhấn mạnh những thách thức trong việc trông cậy vào vắc-xin để mang lại khả năng bảo vệ khi hiệu quả của chúng giảm theo thời gian. Điều này là do các biến thể mới xuất hiện rất khác về mặt kháng nguyên so với các biến thể được sử dụng trong quá trình phát triển vắc-xin.”
Dữ liệu quan sát cũng ủng hộ ý kiến cho rằng mũi tiêm tăng cường kém hiệu quả hơn.
Các bài luận văn nghiên cứu trước đó đã đánh giá tiêu cực về hiệu quả của các loại vắc-xin cũ như vắc-xin của Moderna và Pfizer.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu kiểm tra tác dụng bảo vệ của vắc-xin lưỡng trị đối với việc nhập viện hoặc bệnh nặng.
Các nhà nghiên cứu Ý phát hiện ra rằng vắc-xin lưỡng trị được sử dụng làm mũi tiêm nhắc lại thứ hai hoặc thứ ba, ban đầu chỉ có thể tăng tỷ lệ bảo vệ khỏi bệnh nặng ở người cao tuổi thêm 25%. Theo thời gian, tỷ lệ bảo vệ giảm xuống còn 18%.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ phát hiện ra rằng trong số những người trưởng thành khỏe mạnh, những người được tiêm vắc-xin lưỡng trị có nhiều khả năng phải nhập viện hơn.
Các nhà nghiên cứu Singapore đã phát hiện rằng những người được tiêm vắc-xin lưỡng trị ít có khả năng bị nhiễm hoặc nhập viện vì COVID-19 hơn, nhưng họ không xét tới việc [thể trạng của] những người [chọn] tiêm vắc-xin [vốn đã] khỏe mạnh hơn so với những người [chọn] không tiêm.
Từ khóa viêm phổi Vũ Hán COVID-19 Vắc xin COVID-19 Biến thể Omicron vắc-xin Dòng sự kiện