Thế Giới

5 người TQ lừa đảo trả lại hơn 16.000 thiết bị Apple giả, trị giá hơn 12,3 triệu USD

Bộ Tư pháp Mỹ hôm 31/5 cho biết, 5 công dân Trung Quốc sống ở California đã bị buộc tội lập kế hoạch và thực hiện một vụ lừa đảo xuyên đại dương quy mô lớn, bao gồm cả việc lừa đảo trả lại hơn 10.000 chiếc iPhone và iPad giả cùng các sản phẩm khác của Apple, gây thiệt hại cho Apple ít nhất 12,3 triệu USD. 5 người phải đối mặt với cáo buộc liên bang sau khi bị bắt hôm 30/5.

(Ảnh: NYC Russ/ Shutterstock)

Đại bồi thẩm đoàn liên bang đã đưa ra bản cáo trạng gồm 22 cáo buộc truy tố đối với 5 người vào ngày 23/5, bản cáo trạng đã được công bố vào thứ Sáu (31/5).

5 người liên quan đến vụ án là: Yang Song (40 tuổi, sống ở Corona, Nam California), bị cáo buộc là kẻ cầm đầu vụ lừa đảo này; Junwei Jiang (37 tuổi, sống ở Đông Los Angeles); Zhengxuan Hu (26 tuổi, sống ở khu người Hoa, Alhambra, San Gabriel, Quận Los Angeles, California); Yushan Lin (30 tuổi, là cư dân ở Corona, quận Riverside, California); Shuyi Xing (34 tuổi, sống ở Corona).

Tất cả đều bị buộc tội âm mưu phạm tội lừa đảo qua đường điện thoại và lừa đảo qua thư, âm mưu buôn bán hàng giả.

Công tố viên Mỹ Martin Estrada cho biết: “Các bị cáo bị cáo buộc lợi dụng chính sách dịch vụ khách hàng của Apple để đánh cắp hàng hóa trị giá hơn 12 triệu USD”. Mỹ chắc chắn sẽ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để vạch trần và truy tố những kẻ có hành vi lừa đảo.

Ông Tyler Hatcher, người phụ trách đặc biệt về điều tra hình sự của Văn phòng Los Angeles của Cục Thuế vụ Quốc gia ( IRS Los Angeles), cho biết thêm: “Các bị cáo bị cáo buộc đã cố gắng đưa hơn 16.000 thiết bị lừa đảo vào dòng sản phẩm của Apple với mục đích tráo đổi sản phẩm giả lấy thiết bị chính hãng để bán kiếm lời.”

Trộm cắp mã nhận dạng và số seri thiết bị chính hãng

Theo cáo trạng, vụ lừa đảo bắt đầu sớm nhất vào năm 2015. Từ tháng 12/2015 đến tháng 3/2024, Song Yang và Jiang Junwei hợp tác với các đồng phạm ở Trung Quốc để vận chuyển iPhone, iPad giả và các sản phẩm Apple giả khác cho các đồng phạm sống ở Mỹ.

Những sản phẩm giả này được thiết kế giống với các thiết bị Apple chính hãng và có số nhận dạng trùng khớp với số nhận dạng Apple chính hãng được bán ở Bắc Mỹ và thuộc sở hữu của người dùng thực, do đó bị cáo có thể lợi dụng chế độ bảo hành của nhà sản xuất và chương trình AppleCare+ để tiến hành lừa gạt.

Sau đó, các bị cáo đã gian lận “trả lại” iPhone, iPad giả và các thiết bị khác cho Apple để bảo hành. Các bị cáo bị buộc tội sử dụng số nhận dạng thật và số seri trên hàng giả của họ để mạo nhận chúng là sản phẩm chính hãng thuộc sở hữu của người dùng thực trên khắp nước Mỹ. Điều này cũng có thể tước đi quyền bảo hành của chủ sở hữu hợp pháp các thiết bị Apple chính hãng.

Do mã nhận dạng và số seri của máy chính hãng bị đánh cắp nên khi sản phẩm giả được mang đến cửa hàng hoặc trung tâm sửa chữa Apple, bị cáo đã khai man rằng “sản phẩm chính hãng” bị hư hỏng hoặc không sử dụng được và yêu cầu thay thế bằng sản phẩm mới theo chính sách bảo hành. Một số lý do sai trái mà bị cáo đưa ra cho nhân viên Apple là thiết bị không thể khởi động hoặc có các lỗi khác.

Lừa đảo đổi hàng chính hãng rồi bán lại ngay

Theo bản cáo trạng, như một phần của kế hoạch lừa đảo, các bị cáo đã đến thăm gần như mọi cửa hàng Apple độc ​​lập ở Nam California, bao gồm ở Beverly Hills, Pasadena, Irvine, Manhattan Beach, Rancho Cucamonga và các cửa hàng Apple tại các khu mua sắm lớn. Trong nhiều trường hợp, các bị cáo đã lái xe khắp Nam California và ghé thăm tới 10 cửa hàng Apple khác nhau trong một ngày, và “trả lại” thiết bị giả tại các cửa hàng này.

Khi đến cửa hàng Apple, nhân viên Apple thường tiến hành sửa chữa ngay lập tức, đôi khi trực tiếp thay thế hàng giả được gửi đi “sửa chữa” bằng hàng chính hãng, đôi khi lại gửi hàng giả của bị cáo đến trung tâm Apple để sửa chữa. Sau đó, Apple sẽ trả lại thiết bị chính hãng hoặc đã sửa chữa cho cửa hàng để bị cáo lấy hoặc gửi trực tiếp đến hàng chục hộp thư mà bị cáo thuê.

Là một phần của kế hoạch lừa đảo này, các bị cáo đã thực hiện nhiều bước trong nhiều năm để che giấu danh tính và hành vi lừa đảo của mình. Ví dụ, họ đã thuê hàng chục hộp thư để nhận hàng giả từ Trung Quốc và hàng chính hãng lấy được từ Apple một cách gian lận; bị cáo sẽ sử dụng bí danh để đặt lịch hẹn tại các cửa hàng Apple để xử lý các vụ “trả hàng” gian lận và các vấn đề khác.

Các bị cáo cũng bị nghi ngờ đã đổi thành công thiết bị giả lấy thiết bị chính hãng, sau đó vận chuyển thiết bị chính hãng cho những đồng mưu nước ngoài tại Mỹ (chủ yếu là người Trung Quốc), sau đó bán lại thiết bị Apple chính hãng tại Trung Quốc để thu lợi nhuận khổng lồ.

Nếu bị kết án về mọi tội danh, các bị cáo sẽ phải đối mặt với mức án ít nhất 30 năm tù. 

Khương Lâm

Published by
Khương Lâm

Recent Posts

Viên chức Hamas: Không có tiến triển nào trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza

Một viên chức cấp cao của nhóm Hồi giáo vũ trang Hamas, Osama Hamdan, cho…

2 giờ ago

Cách thức Đảng Dân chủ chọn người thay thế ông Biden làm đề cử viên tổng thống 2024

Sau cuộc tranh biện hôm 27/6, một số thành viên Đảng Dân chủ đã công…

2 giờ ago

Xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất thế giới trong quý 2 năm 2024, châu Âu có nhiều nhất

Vào ngày 26 tháng 6 năm 2024, trang Henley Passport Index đã công bố bảng…

2 giờ ago

Mô tô, xe gắn máy phải kiểm định khí thải từ ngày 1/1/2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua,…

2 giờ ago

Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An bị khởi tố

Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An…

6 giờ ago

Reuters: Israel đã nhận hàng chục ngàn quả bom Mỹ kể từ cuộc chiến Gaza

Chính quyền Biden đã cung cấp cho Israel một lượng lớn vũ khí đạn dược…

9 giờ ago