Báo động: Mô hình giám sát người dân của ĐCSTQ được một số nước hưởng ứng
- Đài Uyển Minh
- •
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thúc đẩy các chiến lược giám sát tiên tiến nhất ra nước ngoài, bao gồm truyền hình mạch kín công nghệ cao, công nghệ phát hiện DNA siêu chính xác, và phần mềm theo dõi khuôn mặt – đáng lo ngại là chiến lược này có được hợp tác từ một số nước. Thế giới ngày càng phổ biến bị lây nhiễm bởi mô hình cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thì pháp quyền và tự do dân chủ sẽ càng trở nên mỏng manh hơn.
Diễn đàn An toàn Công cộng Toàn cầu nhưng không an toàn
Ví dụ điển hình nhất chứng minh nỗ lực xuất khẩu mô hình cảnh sát và an ninh công cộng đầy bạo lực của ĐCSTQ là Diễn đàn Hợp tác An ninh Công cộng Toàn cầu thường niên được tổ chức tại Liên Vân Cảng tỉnh Giang Tô vào ngày 9/9. Tại diễn đàn, Bộ trưởng Vương Tiểu Hồng của Bộ Công an ĐCSTQ đánh giá cao việc năm qua Trung Quốc đào tạo 2700 sĩ quan cảnh sát trú tại nước ngoài, cam kết trong 5 năm tới sẽ đào tạo thêm 3000 sĩ quan cảnh sát này.
Mô hình an ninh của ĐCSTQ là gì? Thường thấy là những người Trung Quốc yếu thế bảo vệ quyền lợi hoặc bày tỏ những yêu cầu chính đáng với nhà chức trách thì họ lại bị giam giữ và trừng phạt, cảnh sát ĐCSTQ trong vài thập kỷ qua đã có vô số kinh nghiệm trong việc duy trì chế độ chuyên chế bằng thủ đoạn tà ác, bạo lực, dối trá…. Ví dụ tiêu biểu như ở Hồng Kông, việc lừa dối và đàn áp người Hồng Kông (gồm giới sinh viên) chống Luật Dẫn độ bằng mô tả họ là côn đồ, qua đó lấy cớ để bắt giữ và thậm chí tra tấn, hãm hiếp, giết hại nhưng vu cho họ là tự sát…
Ở Trung Quốc hiện nay camera có mặt ở khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, ngay cả trên những đỉnh núi xa xôi. Các cột đèn gần Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh được bố trí dày đặc camera. ĐCSTQ đã quảng bá tới một số nước các công nghệ cùng kinh nghiệm giám sát và nghe lén, đồng thời thu hút được sự tò mò và ngưỡng mộ của một số cơ quan cảnh sát nước ngoài. Điều đó đang khiến thế giới dân chủ lo lắng.
Dễ dàng thâm nhập phía nam đường xích đạo
Trong và sau “Diễn đàn Hợp tác An ninh” ở Liên Vân Cảng, một số sĩ quan cảnh sát nước tham gia bày tỏ trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông thế giới rằng họ muốn dùng công nghệ của ĐCSTQ và cần tăng cường hợp tác đào tạo từ ĐCSTQ.
Thiếu tướng Sydney Gabela của lực lượng cảnh sát Nam Phi cho biết: “Chúng ta có thể học hỏi từ Trung Quốc. Chúng tôi muốn xem xét các công nghệ mới sắp ra mắt để có thể triển khai ở Nam Phi.”
Đại tá Gallo Erazo của Cảnh sát Quốc gia cũng Ecuador cũng cho biết: “Chúng tôi đến đây để thiết lập liên lạc và bắt đầu huấn luyện… Hoặc cảnh sát Trung Quốc tới Ecuador hoặc cảnh sát Ecuador đến Trung Quốc”.
Không ít chuyên gia cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy, ĐCSTQ đang xuất khẩu mô hình cảnh sát đã hoạt động tốt trong nước của họ ra nước ngoài.
Tin của Đài VOA Mỹ dẫn lời Giáo sư Sheena Greitens về các vấn đề cộng đồng tại Đại học Texas ở Austin cho biết, kiểu thuê ngoài đào tạo và tư vấn cảnh sát về an ninh này của một số nước đang trở thành cách để Trung Quốc (ĐCSTQ) theo đuổi mục tiêu ở nước ngoài. Điều này có thể mang lại những lợi thế chiến lược quan trọng cho Bắc Kinh và định hình môi trường an ninh ở nước ngoài. Bà nói: “Những động thái này có thể cho phép ĐCSTQ giành được ảnh hưởng trong cơ chế an ninh nếu lợi ích của họ bị đe dọa”.
Can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, cũng như thúc đẩy tài phán nối dài và đàn áp xuyên quốc gia của ĐCSTQ, đã được biết đến từ lâu. Theo báo cáo của Safeguard Defenders, một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Madrid – Tây Ban Nha, ĐCSTQ đã thành lập 102 đồn cảnh sát tại 53 nước trên thế giới, bao gồm Mỹ, Canada, Đức, Vương quốc Anh, Ý… Thông qua các đồn cảnh sát ở nước ngoài đó, ĐCSTQ thường xuyên bắt cóc, bắt giữ và làm hại những người Trung Quốc dấn thân dân chủ sống ở nước ngoài.
Điều đáng sợ là nếu một nước biết vậy mà vẫn cho phép ĐCSTQ phát huy mô hình cảnh sát ngay trên chính đất nước mình, là trực tiếp cho ĐCSTQ mở ra kênh đàn áp xuyên quốc gia. Chỉ cần ĐCSTQ lấy danh nghĩa chống tham nhũng và bắt giữ tội phạm, họ có thể tùy ý theo dõi và bắt giữ các chính trị gia chống cộng hoặc những người có suy nghĩ và niềm tin khác tại nước ngoài.
Ở đất nước văn minh hiện đại, con đường cơ bản để giảm thiểu tội phạm là làm cho lòng người được kiềm chế bởi niềm tin vào chính nghĩa và các giá trị phổ quát, niềm tin đó được nuôi dưỡng bằng văn hóa và chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, bằng môi trường chính trị nhân văn xây dựng trên cơ sở người làm chính trị đích thực do dân cử và bầu ra [chứ không phải ‘đảng cử dân bầu’], có thể phát huy tối đa khả năng của người dân để tạo ra của cải vật chất xã hội, đó là hệ thống xã hội mà mọi người đều có khả năng có được vật chất sinh tồn thì quan hệ giữa mọi người sẽ giảm thiểu căng thẳng và hướng thiện, mọi người có điều kiện chú trọng trau dồi tính người, xã hội như thế không phải dùng các thủ đoạn giám sát và bắt giữ.
Giáo sư Sheena Greitens cho biết: “Càng nhiều nước học hỏi mô hình Trung Quốc thì càng ít nước sẵn sàng chỉ trích mô hình tôn sùng quyền lực và đàn áp đó”.
Nước văn minh cần thẳng thắn loại bỏ xâm nhập của ĐCSTQ
Tại Hội nghị An ninh Liên Vân Cảng, hàng chục công ty Trung Quốc đã trình diễn các dự án làm việc và công cụ của cảnh sát. Một số đơn vị liên quan đến đàn áp tại Tân Cương đã nhận được quan tâm đặc biệt.
Công ty Công nghệ Truyền thông ZTE Bắc Kinh (Caltta Technologie) đã trình diễn một dự án giúp nước Mozambique ở nam châu Phi thiết lập “nền tảng ứng phó sự cố” tiên tiến, công ty này quảng cáo là phát huy khả năng sử dụng dữ liệu lớn để “nhanh chóng xác định mục tiêu”.
‘Gã khổng lồ’ công nghệ Huawei cho biết “các giải pháp an toàn công cộng” của họ hiện đang được sử dụng ở hơn 100 quốc gia và khu vực, bao gồm cả Kenya và Ả Rập Saudi.
Một công ty khác của Trung Quốc là Công ty Thông tin SDIC Intelligence bị cáo buộc phát triển một ứng dụng “để theo dõi các tệp hình ảnh và âm thanh, dữ liệu vị trí và thông tin điện thoại di động”. Ứng dụng này đã bị Mỹ trừng phạt vì có liên quan rõ ràng đến cuộc đàn áp ở Tân Cương. Đại diện của SDIC Intelligence đã trình diễn công cụ nhận dạng khuôn mặt tiên tiến, có thể làm cho cảnh quay bị mờ được rõ ràng hơn, cho phép người dùng xác định rõ hơn nghi phạm để có thể theo dõi chính xác.
Một công ty khác tham gia triển lãm là Trung tâm Nhận dạng Bằng chứng Vật lý (của Bộ Công an ĐCSTQ) trưng bày thiết bị xét nghiệm DNA công nghệ cao. Đài VOA đưa tin, năm 2020 Mỹ đã cấm Trung tâm Nhận dạng Bằng chứng Vật lý của Bộ Công an ĐCSTQ tiếp cận một số công nghệ của Mỹ, cơ quan này bị cáo buộc là nằm trong nhóm các công ty Trung Quốc đồng lõa “tham gia vào các hành vi vi phạm nhân quyền”. Sau đó, do thúc đẩy hợp tác Mỹ-Trung trong việc chống lại fentanyl, giúp công ty này đã được đưa khỏi danh sách đen của Mỹ.
Luật sư nhân quyền người Trung Quốc sống ở Mỹ là Wu Shaoping nhận định, ở những nước được ĐCSTQ đào tạo về cảnh sát, cảnh sát của họ có thể trở nên giống hệt cảnh sát ở Trung Quốc. Đối với ĐCSTQ, áp lực quốc tế lên án thủ đoạn tàn bạo của an ninh ĐCSTQ tự nhiên sẽ giúp giảm bớt tình trạng họ lạm dụng quyền lực bạo lực.
Trong khi đó, nhà đấu tranh dân chủ người Hoa tại Canada là bà Thịnh Tuyết (Sheng Xue) cho hay, nếu nước ngoài để cho ĐCSTQ giúp đào tạo cảnh sát và cho họ thành lập các trạm làm việc ở nước ngoài, thì điều đó tương đương với việc đưa chủ nghĩa khủng bố cấp nhà nước của ĐCSTQ ra thế giới.
Trước tình cảnh nguy hại này, không ít chuyên gia kêu gọi thế giới văn minh và các nước pháp quyền trọng tự do dân chủ hãy thẳng thắn loại bỏ xâm nhập của ĐCSTQ.
Từ khóa Công an Trung Quốc công cụ giám sát Trung Quốc Cảnh sát Trung Quốc Skynet