Blog: Nga răn đe dùng vũ khí hạt nhân, Mỹ không bị dọa, ĐCSTQ “giả điếc”

Giới chức Nga trong hoàn cảnh liên tục thất bại tại chiến trường Ukraine đã thúc đẩy răn đe vũ khí hạt nhân, nhưng Mỹ và NATO vẫn không có động tĩnh đàm phán, trái lại càng quyết tâm ủng hộ Ukraine. Tại sao bối cảnh nhạy cảm này lại không thấy động tĩnh gì từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), dù trước đó cho thấy họ thường cao giọng cảnh báo cộng đồng quốc tế trong vấn đề vũ khí hạt nhân?

(Ảnh minh họa: Wikimedia)

Toan tính của Điện Kremlin

Giới chóp bu Nga chứng kiến tình hình chiến sự ở Ukraine dường như đang rất lo lắng. Thủ đoạn dùng năng lượng để phong tỏa châu Âu không có hiệu quả, giờ là lúc họ buộc phải tung ra con át chủ bài cuối cùng là răn đe vũ khí hạt nhân.

Có nhiều luồng ý kiến ​​trong khả năng Điện Kremlin dùng bom hạt nhân. Chính phủ Mỹ không loại trừ khả năng Nga sẽ mạo hiểm. Tuy nhiên, quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân không dễ đưa ra. Vì dĩ nhiên các nhà lãnh đạo Nga cần phải xem xét tất cả các hậu quả có thể xảy ra, trong đó vấn đề mấu chốt là có mang lại chiến thắng không?

Hậu quả của cuộc chiến tranh hạt nhân chỉ có thể là hủy diệt lẫn nhau, bởi vì một khi mũi tên bắn ra thì không thể quay trở lại. Đến lúc đó, Mỹ và Nga sẽ thực hiện những đòn trả đũa nhau. Khi họ dùng hết 1550 đầu đạn hạt nhân thì không biết sẽ còn gì tồn tại. Hiện vẫn chưa rõ bao nhiêu đầu đạn hạt nhân xuyên lục địa của Nga mới có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, và liệu có thể hủy diệt nước Mỹ hay không. Nhưng vũ khí hạt nhân của Mỹ cùng Anh và Pháp hoàn toàn có thể hủy diệt nước Nga.

Có vẻ như Điện Kremlin sẽ không thắng được trong cuộc chiến hạt nhân, trái lại sẽ bị thảm bại trước. Đặc biệt là trong trường hợp đó, nhà lãnh đạo của Nga có thể bị trảm. Vậy nên, quyết định dùng hạt nhân là hành động mù quáng. Ngoài ra, cũng phải cân nhắc đến trường hợp phe quân đội Nga không tuân lệnh và làm phản thì khi đó, có thể sẽ có biến lớn từ bên trong nước Nga.

Do đó sẽ thực tế hơn trong cân nhắc 3 mục đích “tống tiền hạt nhân” của Điện Kremlin:

Thứ nhất, quân đội Nga lúc này rất yếu nên cần đề phòng quân đội NATO phản công bất ngờ, thậm chí tiến thẳng vào Moscow giống như quân Đồng minh đánh vào Berlin của Đức quốc xã trong Thế chiến II. Chính vì lo ngại xảy ra khả năng này nên Nga đã sử dụng răn đe vũ khí hạt nhân để cảnh báo NATO không nên trực tiếp tham chiến.

Thứ hai, quân đội Nga biết rằng sức mạnh hiện tại bất ổn trước tấn công của Ukraine nên hù dọa để Ukraine ngừng phản công, gồm cả vấn đề cảnh báo khả năng quân tình nguyện nhiều nước tham chiến vào tuyến đầu Ukraine.

([Bàn thêm]: Trong trường hợp nếu Điện Kremlin sử dụng vũ khí hạt nhân thì khả năng cao là thả vũ khí hạt nhân chiến thuật xuống Ukraine hơn là tấn công trực tiếp vào Washington.  Nhưng chưa rõ liệu động thái này có thực sự uy hiếp được Ukraine hay không. Có lẽ người Ukraine đã mang tâm lý quyết tử trong bối cảnh đất nước bị phá hoại bởi quân xâm lược Nga. Nếu thế, dù Nga có tiêu diệt Kyiv bằng vũ khí hạt nhân và chặt đầu nguyên thủ Ukraine thì cũng không thể tiêu diệt được ý chí chiến đấu của đông đảo người dân Ukraine. Đồng thời NATO có thể phản ứng cứng rắn trực tiếp đánh vào Moscow, khi đó Nga có thể không còn khả năng tự vệ).

Thứ ba, Nga đang cố gắng buộc Mỹ và NATO đàm phán. Trong khi đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, Nga đã vội vàng tuyên bố sáp nhập 4 vùng Nga chiếm đóng tại Ukraine, nhưng lại vẫn mập mờ khi nhấn mạnh “biên giới cuối cùng của các vùng lãnh thổ sáp nhập vẫn chưa được xác định”. Điều này tương đương với việc Nga tung ra nước cờ mặc cả rằng vấn đề biên giới đó có thể thỏa hiệp, chỉ cần có thêm được một số lợi ích về lãnh thổ là Nga có thể thỏa mãn.

Nhưng Điện Kremlin cần thấy rằng khó có khả năng Ukraine sẽ đồng ý từ bỏ bất kỳ phần lãnh thổ nào, còn Mỹ và NATO thậm chí sẽ không đáp ứng.

Mỹ đã tính và không chấp nhận quân bài mặc cả của Nga

Ý đồ của Điện Kremlin không khó đoán. Mỹ có thể đã sớm dự đoán các khả năng, cho nên Nhà Trắng nhanh chóng đưa ra cảnh báo cho thấy dường như không có ý định nhượng bộ, trái lại còn đẩy nhanh tiến độ thực hiện chiến lược đánh bại quân đội Nga.

Ở một khía cạnh nào đó, đe dọa vũ khí hạt nhân của Nga đã khiến Mỹ càng thấy rõ sự yếu kém của Điện Kremlin, và cho thấy khả năng thực chiến của quân đội Nga hiện như thế nào. Điều này khiến Mỹ và NATO càng thêm quyết tâm đẩy nhanh viện trợ Ukraine đánh bại quân Nga. Vậy nên quân đội Ukraine cũng đẩy mạnh tiếp tục phản công các địa điểm chiến lược quan trọng với ý định tối đa hóa kết quả trước mùa đông. Đợt viện trợ quân sự mới trị giá 625 triệu USD của Mỹ nhanh chóng được thực hiện, cho thấy răn đe vũ khí hạt nhân của Nga dường như đã khởi tác dụng ngược. Có lẽ đó là động thái mà Mỹ cố tình thể hiện cho Nga thấy Mỹ không sợ hãi trước đe dọa vũ khí hạt nhân của Nga.

Dĩ nhiên, Chính phủ Mỹ không thể không lo để xảy ra chiến tranh hạt nhân, có thể nói Mỹ là nước lo lắng nhất về chiến tranh hạt nhân. Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới và có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên thế giới. Trong khi hầu hết các nước khó có thể đe dọa trực tiếp lãnh thổ Mỹ, chỉ có lựa chọn đe dọa vũ khí hạt nhân chiến lược và tấn công khủng bố, trong đó dĩ nhiên đe dọa của hạt nhân rõ ràng lớn hơn. Vì vậy, Mỹ đã thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa nghiêm ngặt.

Tất nhiên, Mỹ đang theo dõi sát động thái vũ khí hạt nhân của Nga, và nhiều khả năng đã phát hiện thực sự không có gì bất thường nên mới đánh giá rằng Nga chỉ đang phô trương thanh thế. Không thể loại trừ việc quân đội Mỹ sẵn sàng tấn công phủ đầu bất cứ lúc nào để phá hủy các cơ sở hạt nhân của Nga.

Thêm nữa, chiến tranh Nga xâm lược Ukraine ngược lại đã củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ trong NATO và các đồng minh khác. Trong thời điểm mấu chốt hiện nay khi bố cục chiến lược quốc tế có những biến động sâu sắc, Mỹ càng đóng vai trò quan trọng phải thể hiện vị thế đi đầu và vai trò dẫn dắt các nước khác. Nếu không, vai trò lãnh đạo của Mỹ sẽ bị nghi ngờ, đội ngũ Nhà Trắng sẽ bị chỉ trích nội bộ vì thể hiện sự yếu kém. Trong trường hợp đó, Đảng Dân chủ sẽ khó khăn trọng cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ.

Phản ứng của Nhà Trắng đối với quân bài mặc cả vũ khí hạt nhân của Nga không chỉ để thể hiện thái độ trước đối thủ mà còn với các đồng minh, và đặc biệt là với ĐCSTQ. Nếu động thái này có thể xử lý được đối thủ hạt nhân lớn nhất lâu nay là Nga, vậy Mỹ càng dễ dàng đối phó với mối đe dọa hạt nhân từ ĐCSTQ. Xét cho cùng, thách thức của ĐCSTQ hiện đang là nguy cơ có tính hệ thống nhất đối với Mỹ.

Lãnh đạo ĐCSTQ giả vờ không biết dù đang chăm chú theo dõi

Cộng đồng quốc tế đang theo dõi mối đe dọa hạt nhân của Nga, nhưng ĐCSTQ lại khá kín tiếng trong diễn biến này.

Trước đây ĐCSTQ không như vậy. Ngày 3/1 năm nay, 5 nước có vũ khí hạt nhân là Trung Quốc, Nga, Mỹ, Anh và Pháp đã cùng ra “Tuyên bố chung về ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và tránh chạy đua vũ trang” (Joint Statement of the Leaders of the Five Nuclear-Weapon States on Preventing Nuclear War and Avoiding Arms Races). Sau đó, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ cho truyền thông rêu rao rằng “dùng vũ khí hạt nhân không thể mang lại chiến thắng, có muốn cũng không thể dùng”, rằng “cần duy trì sự ổn định chiến lược toàn cầu và giảm nguy cơ xung đột hạt nhân”.

Sau khi Mỹ, Anh và Úc thành lập liên minh quân sự AUKUS, ĐCSTQ đã không ngừng lên án và cáo buộc 3 nước vi phạm “Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân”. Sau khi ĐCSTQ nhận thấy tàu ngầm của Úc sẽ có được công nghệ năng lượng hạt nhân, mặc dù không liên quan đến vũ khí hạt nhân, nhưng điều đó có nghĩa là Úc sẽ sớm có các tàu ngầm tiên tiến hơn ĐCSTQ, khiến ĐCSTQ không thể chấp nhận.

Hiện nay Nga đã công khai đưa ra răn đe chiến tranh hạt nhân, thế nhưng ĐCSTQ lại im lặng giả vờ không nghe. Nhưng nếu chiến tranh hạt nhân thực sự nổ ra thì ĐCSTQ không thể “ở ngoài cuộc” như thái độ hiện tại:

– Nếu Mỹ có thể hành động trước để phá hủy vũ khí hạt nhân của Nga thì đó sẽ là một quyết định khó lường. Một khi Mỹ ra tay, không loại trừ việc sẽ “giải quyết êm đẹp” vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ, Triều Tiên và Iran.

– Khi quân Nga suy yếu thì ĐCSTQ đã không thể hỗ trợ, thay vào đó giữ khoảng cách với Điện Kremlin. Nếu Moscow mất lý trí và manh động sử dụng vũ khí hạt nhân thì liệu họ có thể “nhân tiện” trả thù ĐCSTQ không? Giả sử giới chóp bu ĐCSTQ và Nga đã có một thỏa thuận bí mật khi họ gặp nhau vào ngày 4/2 hồi khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, nhưng bây giờ ĐCSTQ lại xé bỏ thỏa thuận ngầm đó thì khả năng trả đũa của Nga có thể là một thực tế cao.

Dù giới lãnh đạo ĐCSTQ hiện đang bận rộn đấu đá nội bộ, nhưng cũng không thể không chú ý đến biến động tình hình quốc tế, và chiến tranh hạt nhân liên quan trực tiếp đến an ninh quyền lực của giới chóp bu ĐCSTQ.

Lúc này, có lẽ giới chóp bu ĐCSTQ đang trong tâm thái rất mâu thuẫn. Một mặt, họ có lẽ mong đợi động thái của Nga sẽ khiến Mỹ và phương Tây lo sợ và phải mềm mỏng, như vậy Nga mới có thể tiếp tục làm lá chắn cho ĐCSTQ. Mặt khác, ĐCSTQ cũng lo sợ khi tình hình xấu đi và mất kiểm soát gây ra chiến tranh hạt nhân. Cục diện này sẽ khiến ĐCSTQ ở tình thế quẫn bách phải cuốn vào cuộc, và kết cục này không thể có lợi đối với ĐCSTQ.

Trước và sau Đại hội 20 của ĐCSTQ, các nhà lãnh đạo đảng này có thể lấy cớ ẩn thân hoặc bận việc nội bộ để tránh bày tỏ quan điểm về nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân do Nga gây ra, nhưng cuối cùng thì họ không thể duy trì trạng thái như ngoài cuộc.

Tất nhiên, ĐCSTQ nhận thấy Mỹ và NATO đang hỗ trợ Ukraine đẩy nhanh phản công và nhận ra Nga sẽ rất khó khăn để trụ vững. Trong khi Nga càng thua sớm thì ĐCSTQ càng sớm trở thành mục tiêu tập trung còn lại của tất cả các nước phương Tây. Bất kể vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên có phải do ĐCSTQ đạo diễn phía sau hay không, xu thế hợp tác giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng vẫn ngày càng chặt chẽ hơn, và sớm muộn chiến trường đối đầu khốc liệt sẽ chuyển từ Âu sang Á. Đây là trình tự gần giống với chiến trường Á-Âu trong Thế chiến II. Vào lúc đó, Mỹ muốn sớm chiến thắng trong Chiến tranh Thái Bình Dương nên đã lần đầu tiên sử dụng bom nguyên tử.  

ĐCSTQ luôn lăm le thôn tính Đài Loan, thỉnh thoảng cho tàu ngầm hạt nhân tiến vào Thái Bình Dương để răn đe, nhưng điều đó không thành vấn đề với Mỹ và các đồng minh. Nga có số lượng vũ khí hạt nhân ngang bằng với Mỹ nhưng việc Nga lên tiếng đe dọa dường như không thể phát huy tác dụng, thế thì những tính toán tương tự của ĐCSTQ và Triều Tiên càng kém trọng lượng hơn. Nếu lần này Mỹ phá tan tấm màn răn đe hạt nhân của Nga thì những động thái tương tự từ ĐCSTQ sau này cũng không có nghĩa lý gì, như vậy việc ĐCSTQ không ngừng mở rộng kho vũ khí hạt nhân cũng trở nên không mấy giá trị.

Dương Uy
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times.)

Dương Uy

Published by
Dương Uy

Recent Posts

Mỗi ngày hơn 4.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần

Trong tháng 4 vừa qua, gần 122.000 người đã rút bảo hiểm xã hội (BHXH)…

1 phút ago

Israel tuyên bố tỷ lệ thương vong dân sự thấp nhất trong lịch sử

Phát ngôn viên chính phủ Israel Avi Hyman cho biết, số người chết do chiến…

1 giờ ago

Hà Nội đề xuất chi 191 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp trụ sở UBND TP

Dự án cải tạo, nâng cấp trụ sở UBND TP. Hà Nội được thực hiện…

2 giờ ago

Khỏe mạnh mỗi ngày với chế độ ăn rau quả bảy sắc cầu vồng

Ngay cả khi không phải là một chuyên gia dinh dưỡng thì bạn vẫn có…

4 giờ ago

Nghe mẹ kể chuyện: Tránh xa điều ác

Con trai làm quan, Dân chúng chịu khổ, Đi xa ngàn dặm, Chỉ để khuyên…

4 giờ ago

Reuters: Bức tường đánh thuế Trung Quốc của Mỹ có nguy cơ rò rỉ qua Mexico, Việt Nam

Thuế quan mới của Chính quyền Biden áp lên xe điện và các ngành chiến…

4 giờ ago