Cấm người Mỹ gốc Hoa xuất cảnh là ‘con bài mặc cả’ của ĐCSTQ?

Nhân cuộc hội đàm tại Bali (Indonesia) giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Hai (14/11), Wall Street Journal có bài viết nhắc lại tình trạng những người Mỹ gốc Hoa bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “cưỡng chế cấm xuất cảnh”.

Nhân viên kiểm dịch tại sân bay ở Bắc Kinh. (Ảnh: Grindstone Media Group/ Shutterstock)

Ngày 13/11, Wall Street Journal đưa tin ông Thái Hanh Lợi (Henry Cai, 61 tuổi), một công dân Mỹ sống ở California, đã bị cấm rời khỏi Trung Quốc gần 5 năm. Vào đêm Giáng sinh năm 2017, ông đã bị chặn lại tại một sân bay ở Trung Quốc.

Sau đó ông Thái biết được có người buộc ông phải trả hàng triệu đô la khoản nợ chưa thanh toán của một công ty Bắc Kinh mà ông làm Giám đốc và cổ đông. Ông Thái cho rằng đây là một sự hiểu lầm, và hy vọng sẽ giải quyết được càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, ông vẫn bị mắc kẹt ở Trung Quốc, và là mục tiêu của “lệnh cấm xuất cảnh” của ĐCSTQ.

Vụ việc giữa ông Thái và bộ máy tư pháp Trung Quốc là nhằm thăm dò các giới hạn trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, nhưng lại làm tiêu hao hết tiền tiết kiệm của ông.

Trong hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, ông Biden và ông Tập đã gặp nhau lần đầu tiên kể từ khi ông Biden nhậm chức. Tuyên bố của Mỹ cho hay Tổng thống Biden một lần nữa nhấn mạnh tại cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng đối với Mỹ thì việc giải quyết các trường hợp công dân Mỹ bị giam giữ sai trái ở Trung Quốc hoặc bị ngăn cản xuất cảnh là ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, trong tuyên bố của Trung Quốc không đề cập đến thông tin liên quan này.

Lệnh cấm xuất cảnh của Trung Quốc là một trong nhiều tranh chấp khiến quan hệ Mỹ-Trung xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Ngoài ra, ngày càng có nhiều xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về các vấn đề pháp lý liên quan đến công dân. Những vấn đề này thử thách các tư tưởng tư pháp đối lập hoàn toàn của hai nước.

Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc không tuân thủ các thủ tục công bằng và minh bạch theo quy định của pháp luật, khi áp đặt lệnh cấm xuất cảnh đối với người Mỹ và những người nước ngoài khác. Các nhà ngoại giao Mỹ nói rằng việc những người Mỹ đang gặp nguy hiểm về mặt pháp lý ở nước ngoài đang ngày càng chiếm dụng nhiều thời gian của họ.

Vì lệnh cấm xuất cảnh, năm nay, Chính phủ Hoa Kỳ một lần nữa cảnh báo người dân cần xem xét lại việc đi du lịch đến Trung Quốc, rằng Bắc Kinh có thể sử dụng lệnh cấm này nhằm giành được “quân bài đàm phán” với các chính phủ nước ngoài.

Theo Wall Street Journal, trong một tranh chấp dân sự liên quan đến người nước ngoài ở Trung Quốc, hầu như bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu cảnh sát địa phương thêm tên của bên kia vào cơ sở dữ liệu lệnh cấm xuất cảnh của nước này. Cảnh sát sẽ kiểm tra cơ sở dữ liệu này tại mọi sân bay, nhà ga và các cửa khẩu biên giới khác.

Chính phủ Mỹ cho biết, họ không biết có bao nhiêu người Mỹ phải đối mặt với lệnh cấm xuất cảnh ở Trung Quốc. Vì các mục tiêu (công dân) của lệnh cấm này thường lo ngại rằng nếu công khai vụ việc, sẽ bị ĐCSTQ coi là khiêu khích, gây khó khăn hơn cho họ ở Trung Quốc.

Dui Hua Foundation (Tổ chức Đối thoại), một nhóm vận động phóng thích tù nhân phi lợi nhuận có trụ sở tại San Francisco, ước tính có khoảng 200 người Mỹ bị giam giữ ở Trung Quốc, trong đó có 30 người nhận được lệnh cấm xuất cảnh bất hợp pháp.

Wall Street Journal đưa tin, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết: “Chúng tôi đang cung cấp cho ông Thái tất cả các dịch vụ lãnh sự thích hợp, duy trì liên lạc chặt chẽ với ông ấy và gia đình, khi ông ấy tìm cách trở về Hoa Kỳ.”

“Chúng tôi đã thường xuyên nhấn mạnh với Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ), gồm cả cấp cao nhất, về mối quan ngại của chúng tôi trong việc Trung Quốc áp đặt lệnh cấm xuất cảnh đối với công dân Hoa Kỳ mà không thông báo, hoặc chưa áp dụng các biện pháp minh bạch để giải quyết vấn đề.”

Cuối năm 2018, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã khuyến cáo công dân Hoa Kỳ nên thận trọng hơn khi đi du lịch đến Trung Quốc, và đề phòng bị “hạn chế xuất cảnh”. Chính phủ Trung Quốc có thể cấm công dân Mỹ rời khỏi Trung Quốc thông qua “lệnh cấm xuất cảnh”. Một số công dân Mỹ thậm chí bị buộc phải ở lại Trung Quốc vài năm.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhắc nhở công dân nước mình rằng: “Nếu công dân Hoa Kỳ và Trung Quốc nhập cảnh bằng giấy thông hành của Chính phủ Trung Quốc hoặc hộ chiếu khác, các quan chức lãnh sự Hoa Kỳ sẽ không được phép đến thăm hay hỗ trợ đàm phán với Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) sau khi họ bị bắt, bị giam giữ, hoặc tham gia vào một cuộc điều tra hình sự hoặc dân sự.”

Trong hầu hết các trường hợp, công dân Hoa Kỳ chỉ biết về “lệnh cấm xuất cảnh” khi họ cố gắng rời khỏi Trung Quốc, và không có cách nào để biết lệnh cấm này sẽ kéo dài bao lâu.

Theo Wall Street Journal, ông Thái lớn lên ở Bắc Kinh, lấy bằng kỹ sư hàng không và giảng dạy một thời gian ngắn tại Đại học Hàng không và Du hành Vũ trụ Bắc Kinh. Năm 1988, ông đến California cùng người vợ cũng sinh ra ở Trung Quốc, và học bằng thạc sĩ về khoa học vật liệu hàng không vũ trụ.

Năm sau, sau khi ĐCSTQ đàn áp các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn, cặp đôi đã quyết định ở lại Hoa Kỳ, sau đó họ trở thành công dân Hoa Kỳ.

Ông Thái hiện tự coi mình là “quân bài đàm phán” trong quan hệ Mỹ – Trung. Tuy nhiên, chỉ một số ít các nhà ngoại giao và chính trị gia Hoa Kỳ biết về ông.

Wall Street Journal đưa tin vào tháng 11/2021, một nhóm lưỡng đảng gồm 15 Thượng nghị sĩ và thành viên Quốc hội Hoa Kỳ đã thúc giục ông Biden ưu tiên giúp trả tự do cho ông Lý Khải (Kai Li), cũng là một công dân đã nhập quốc tịch Hoa Kỳ.

Từ năm 2016 đến nay, ông vẫn đang thụ án 10 năm ở Trung Quốc. Gia đình ông và các quan chức Hoa Kỳ nói rằng ĐCSTQ buộc tội ông là gián điệp và đánh cắp bí mật quốc gia là không có cơ sở. Ông Lý hiện vẫn đang ở trong một nhà tù Trung Quốc.

Reuters đưa tin độc quyền vào ngày 18/11/2021 rằng ông Daniel Hsu, một người Mỹ gốc Hoa chưa từng bị kết án ở Trung Quốc, đã bị cấm rời khỏi Trung Quốc hơn 4 năm – chỉ vài giờ trước khi ông Biden tổ chức một cuộc họp video kéo dài 3,5 giờ với ông Tập Cận Bình. Hiện người này đã trở lại Hoa Kỳ.

Vào tháng Chín, Bắc Kinh đã thả hai chị em (em trai) ruột người Mỹ gốc Hoa bị chính quyền Bắc Kinh cấm rời khỏi Trung Quốc kể từ năm 2018, chỉ vài ngày sau khi Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu và chính quyền Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận và trở về Trung Quốc từ Canada.

Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã cáo buộc ĐCSTQ thực thi “ngoại giao con tin”. Ngày 19/7 năm nay, Tổng thống Biden đã ký một lệnh hành pháp, cho phép Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia và cá nhân liên quan đến việc bắt giữ công dân Mỹ một cách ác ý, trong đó nêu tên Trung Quốc, Iran, Nga, Myanmar, Triều Tiên và Venezuela và các quốc gia khác.

Một tuần sau đó, trong một cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình, Tổng thống Biden đã yêu cầu ông Tập thực hiện các bước để dỡ bỏ lệnh cấm đối với những người Mỹ bị mắc kẹt ở Trung Quốc.

Bình Minh (T/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Truyền thông: Đàm phán Israel – Hamas ‘bế tắc’

Đài truyền hình Kan của Israel dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết các…

2 giờ ago

Loại ma túy mới được phát hiện ở Thâm Quyến, “ma túy thây ma” tràn lan tại TQ

Hôm 18/5, tin “Một loại ma túy mới thường được gọi là ‘thuốc thây ma’ được…

3 giờ ago

Nghiên cứu: Có một loại cảm xúc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ

Một nghiên cứu mới gần đây đã phát hiện ra rằng có một loại cảm…

8 giờ ago

Cuộc tranh biện tổng thống Trump-Biden ngày 27/6 trên CNN có gì đặc biệt?

Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Donald Trump đã nhận lời và sẽ tham…

9 giờ ago

Kiên Giang khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh

Công trình Quảng trường trung tâm và Tượng đài ông Hồ Chí Minh chiếm diện…

10 giờ ago

Tỉnh ủy Bình Phước chỉ đạo vụ Tỉnh ủy viên xâm hại đồng tính

Giới chức Đảng và chính quyền tỉnh Bình Phước xác nhận đang làm rõ vụ…

13 giờ ago