Campuchia tăng cường giám sát với cổng Internet quốc gia mới

Campuchia chuẩn bị ra mắt Cổng Internet Quốc gia mới, một bước đi được các nhà hoạt động nói rằng sẽ tạo điều kiện cho chính phủ tiếp tục bịt miệng những tiếng nói đối lập của đất nước.

Một khi vận hành trọn vẹn, Cổng Internet Quốc gia mới của Campuchia sẽ chuyển tất cả lưu lượng truy cập qua một cổng vào duy nhất do chính phủ kiểm soát.

Các nhà cung cấp dịch vụ internet sẽ được lệnh chặn các trang và các kết nối có ảnh hưởng bất lợi đối với “lợi ích, an ninh, trật tự xã hội, đạo đức, văn hoá, truyền thống và phong tục tập quán của đất nước.”

Hồi đầu tháng, các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng động thái mới này sẽ thu hẹp hơn nữa không gian còn lại cho bất đồng chính kiến ở Campuchia, nơi mà Thủ tướng Hun Sen đã củng cố 37 năm cầm quyền bằng cách giảm dần các quyền tự do dân chủ. 

Trung tâm Nhân quyền Campuchia (CCHR) cho biết cổng Internet mới sẽ đem đến cho cựu cán bộ Khơ-me đỏ nhiều phương cách hơn để bịt miệng những tiếng nói đối lập. 

Theo CCHR, năm 2021, ít nhất 39 người Campuchia đã bị bắt, bị bỏ tù hoặc có lệnh bắt giữ vì những bài đăng trên mạng đụng chạm đến việc kiểm duyệt của chính phủ.

Cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào năm sau, và CCHR cho biết việc hoàn thành cổng mạng lúc này có thể cho phép chính phủ chặn các quan điểm chống đối trực tuyến trong thời gian chuẩn bị bầu cử.

Bên cạnh những lo ngại về quyền riêng tư và quyền con người, nhiều nhân vật trong giới cảnh báo rằng việc dồn tất cả lưu lượng truy cập qua một điểm duy nhất khiến đất nước dễ bị tổn thương do bị cô lập – cả do lỗi kỹ thuật lẫn do tấn công mạng.

Trong khi đó, người phát ngôn chính phủ Phay Siphan khẳng định cổng Internet là cần thiết để truy tìm tội phạm không gian mạng, duy trì an ninh quốc gia và thu ngân sách.

Người Campuchia cần hiểu rằng “tự do biểu đạt đi kèm với trách nhiệm” và rằng “việc xúc phạm hoặc thao túng thông tin có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc danh tiếng cá nhân,” ông nói. 

Nhưng cổng internet mới dường như đang đẩy Campuchia đi theo con đường kiểm duyệt khắt khe của Trung Quốc, nơi duy trì những công cụ kỹ thuật số còn tinh vi hơn để giám sát và kiểm duyệt công dân, kìm hãm thế giới mạng đằng sau “Tường lửa Lớn” và chặn các nền tảng lớn của phương Tây như Twitter, Facebook và YouTube.

Các nhà bình luận cho rằng nỗi sợ lớn nhất của chính phủ Campuchia là người dân có thể được truyền cảm hứng từ các nhà tổ chức chiến dịch chống đảo chính ở Myanmar, những người đã sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn chống lại quân đội.

Hiện nhiều người Campuchia đã quay sang các mạng riêng ảo (VPN) để tránh kiểm duyệt trực tuyến.

Top10VPN, một nhóm ủng hộ bảo mật kỹ thuật số có trụ tại Anh, nói rằng nhu cầu đối với tài khoản VPN tại Campuchia đã tăng 56%  trong tháng 12.

Tới nay, không có báo cáo nào về việc nhà chức trách ngăn chặn việc sử dụng VPN.

“Tuy nhiên, bất cứ nơi nào chính phủ hạn chế  lâu dài việc truy cập mạng internet, chắc chắn sẽ đến lượt VPN bị cấm,” nhà nghiên cứu trưởng Simon Migliano nói với AFP.

Ngân Hà

Xem thêm:

Ngân Hà

Published by
Ngân Hà

Recent Posts

Ngân hàng báo lãi lớn, mạnh tay chi cổ tức trong diễn biến nợ xấu phức tạp

Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng đang ở mức đỉnh 10 năm trong…

1 giờ ago

Đắk Lắk: 1.600 trái sầu riêng bị chặt phá, thiệt hại 500 triệu đồng

Vụ việc xảy ra tại gia đình anh Lương Văn Đức ở thôn 8 (xã…

5 giờ ago

Trí tuệ nhân tạo và vấn nạn lừa đảo bằng mô phỏng giọng nói

Sử dụng công nghệ mô phỏng giọng nói AI để thực hiện hành vi lừa…

8 giờ ago

ĐCSTQ tuyên truyền rầm rộ về nghiên cứu “đóng băng và rã đông não người” sau 18 tháng

Nhóm do Tiến sĩ Thiệu Chí Thành của Đại học Phúc Đán Trung Quốc dẫn…

8 giờ ago

Ông Zelenskiy thúc đẩy các đồng minh tăng cường viện trợ và tham gia chiến tranh

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn độc quyền vào…

9 giờ ago

91 trung tâm đăng kiểm có thể phải đóng cửa nếu án xử đồng loạt

100% trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội và TPHCM sẽ phải dừng hoạt động…

10 giờ ago