Chính phủ Ấn Độ yêu cầu Twitter chịu trách nhiệm về nội dung do người dùng đăng tải

Twitter đang phải đối mặt với vấn đề pháp lý lớn khi chính phủ Ấn Độ mới đây yêu cầu Twitter sẽ có thể phải chịu trách nhiệm về các nội dung do người dùng đăng tải. Một số quan chức Ấn Độ tuyên bố rằng công ty truyền thông xã hội này đã không tuân thủ luật công nghệ mới của đất nước.

Bộ Công nghệ Thông tin và Điện tử Ấn Độ cho biết trong một đệ trình lên tòa án hôm thứ Hai (5/7) rằng Twitter đã không tuân thủ luật Quy tắc CNTT năm 2021 của New Delhi, trong đó có quy định “trao cho người dùng của các nền tảng truyền thông xã hội quyền được có cơ chế để giải quyết kịp thời và khắc phục khiếu nại của họ.”

Chính phủ Ấn Độ đã lập luận trong hồ sơ rằng Twitter đã không tuân theo các quy tắc đó và “việc không tuân thủ Quy tắc CNTT năm 2021 dẫn đến các điều khoản trong Mục 79 (1) của Đạo luật CNTT năm 2000 sẽ không được áp dụng cho một bên trung gian như Twitter.”

Mục 79 (1) của Đạo luật CNTT năm 2000 quy định rằng “không nhà cung cấp dịch vụ nào sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý … đối với bất kỳ thông tin hoặc dữ liệu nào của bên thứ ba cung cấp, miễn là nhà cung cấp chứng minh được rằng hành vi phạm tội hoặc hành vi trái pháp luật đã được thực hiện mà nhà cung cấp không hề hay biết hoặc nhà cung cấp đã thực hiện tất cả các trách nhiệm để ngăn chặn việc thực hiện hành vi phạm tội hoặc làm trái đó.”

Twitter đã không trả lời bình luận về động thái của chính phủ Ấn Độ, hiện đang chờ Tòa án cấp cao của Delhi phê duyệt.

Việc mất khả năng bảo vệ trách nhiệm pháp lý ở Ấn Độ – thị trường Internet lớn thứ hai thế giới tính theo người dùng – có thể coi là một tổn thất lớn đối với Twitter nếu công ty đột nhiên phải chịu trách nhiệm về nội dung do người dùng tạo được đăng trên máy chủ của mình ở đó.

Eric Goldman, giáo sư tại Trường Luật Đại học Santa Clara và là người điều hành Viện Luật Công nghệ cao của trường đại học, cho biết nếu Tòa án phê chuẩn cáo trạng của chính phủ đệ trình, thì ông không nhìn thấy tương lai của Twitter ở Ấn Độ. “Điều đó đơn giản là không thể.”

“Câu hỏi đặt ra là Twitter làm gì? Tôi nghĩ rằng thực sự họ có ba lựa chọn chính. Một là Twitter theo đuổi vụ kiện với chính phủ Ấn Độ tại tòa án và đánh cược rằng tòa án sẽ thông cảm. Hai là Twitter nói rằng điều này là không thể dung thứ và họ sẽ ra khỏi thị trường,” ông Goldman nói.

Lựa chọn thứ ba, theo ông Goldman, là Twitter chỉ cho phép những người nhất định đăng bài ở Ấn Độ – những người mà Twitter cảm thấy họ sẽ không đăng điều gì để có thể tạo ra trách nhiệm pháp lý cho công ty. “Ví dụ, Twitter chỉ cung cấp quyền đăng bài cho các doanh nghiệp, như Coca-Cola chẳng hạn, và nói rằng: ‘Hãy đăng bất cứ điều gì bạn muốn nhưng không được đi ngược lại với những gì chính phủ Ấn Độ quy định.’”

“Twitter sẽ trở thành sân chơi cho các thương hiệu và có thể là các chính trị gia và người nổi tiếng, và phần còn lại của chúng ta sẽ bị đá ra ngoài,” ông nói. 

Phó Hiệu trưởng Trường Luật Charles Widger của Đại học Villanova Michael Risch, cho biết Twitter sẽ vẫn có thể hoạt động ở Ấn Độ nếu chính phủ thắng ở tòa, nhưng “câu hỏi duy nhất là nó sẽ tốn bao nhiêu tiền”.

Ông Risch nói: “Phần lớn sẽ phụ thuộc vào luật của Ấn Độ đối với hành vi phỉ báng và những thứ tương tự. Những luật đó càng dễ, càng có nhiều khả năng người dân sẽ khởi kiện. Nhưng vấn đề lớn hơn sẽ là chi phí quản lý.”

Các công ty truyền thông xã hội và các công ty tạo nội dung Internet nói chung thường được miễn trách nhiệm đối với các bài đăng hoặc bình luận do người dùng tạo trên nền tảng của họ.

Ở Mỹ, những biện pháp bảo vệ đó đã được đưa lên hàng đầu trong cuộc tranh luận chính trị vào năm ngoái khi Tổng thống Donald Trump khi đó đề xuất bãi bỏ các lá chắn trách nhiệm đối với các công ty truyền thông xã hội ở Mỹ.

Những lá chắn đó từ lâu đã được ghi trong Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép thông tin, trong đó có một điều khoản ngắn gọn quy định rằng các công ty truyền thông xã hội không được coi là “nhà xuất bản”.

Tuy vậy, cựu TT Trump và những người bảo thủ đã tranh luận rằng các công ty như Facebook, Twitter và những công ty khác đang thực hành việc phân biệt quan điểm trên nền tảng của họ với việc kiểm duyệt nặng tay đối với nội dung nghiêng về cánh hữu, do đó họ đã từ “nhà cung cấp” trở thành “biên tập viên” và “nhà xuất bản.”

Lê Vy (theo Just The News)

Xem thêm:

Lê Vy

Published by
Lê Vy

Recent Posts

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh có nhiều sai phạm

Chi sai với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng, Ban quản lý Khu bảo tồn…

5 giờ ago

TQ: Lây lan biến chủng KP.2 của COVID-19, nhiều trường hợp đột tử

Hiện nay chủng đột biến KP.2 của COVID-19 đang lây lan ở nhiều nước. KP.2…

5 giờ ago

Dòng tiền chảy khỏi hệ thống ngân hàng vào thị trường vàng

Tiền gửi ngân hàng sụt giảm mạnh, thị trường vàng đang thu hút càng ngày…

6 giờ ago

EU lên án “những kẻ cực đoan Israel” tấn công đoàn xe viện trợ nhân đạo

Lãnh đạo chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell đã yêu cầu Israel phải…

7 giờ ago

Vì sao ăn một thìa dầu mè mỗi ngày giúp giảm xơ gan hay ung thư gan?

Các bác sĩ chuyên môn Nhật Bản đã chỉ ra rằng chỉ cần ăn một…

8 giờ ago

Mỗi ngày hơn 4.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần

Trong tháng 4 vừa qua, gần 122.000 người đã rút bảo hiểm xã hội (BHXH)…

9 giờ ago