EU gia hạn trừng phạt quan chức và thực thể ĐCSTQ xâm phạm nhân quyền

Ngày 6/12, Hội đồng Liên minh châu Âu đã thông qua quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt thêm 1 năm đối với các cá nhân và thực thể xâm phạm nghiêm trọng và chà đạp nhân quyền trên toàn thế giới, thời hạn đến ngày 8/12/2022. Đối tượng bị chế tài là 14 cá nhân và thực thể, bao gồm 4 quan chức và 1 thực thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen. (Ảnh: Par Alexandros Michailidis/Shutterstock).

Hệ thống trừng phạt nhân quyền toàn cầu của Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu từ ngày 7/12/2020, trừng phạt các cá nhân, thực thể và tổ chức (bao gồm cả các tổ chức nhà nước và phi nhà nước) xâm phạm nghiêm trọng và chà đạp nhân quyền trên quy mô toàn cầu. Nội dung trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản, cấm đi lại, v.v.

Theo trang web của EU, các quan chức ĐCSTQ bị trừng phạt bao gồm: Trần Minh Quốc (Chen Mingguo), Giám đốc Sở Công an Tân Cương, bị cáo buộc “xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng”, “giam giữ tùy tiện và đối xử nhục mạ người Duy Ngô Nhĩ và các thành viên thiểu số Hồi giáo khác”, và “vi phạm quyền tự do tôn giáo của các nhóm dân tộc nói trên một cách có hệ thống”; còn có cựu Phó Bí thư đảng ủy Tân Cương kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tân Cương Chu Hải Luân (Zhu Hailun); Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tân Cương Vương Minh Sơn (Wang Mingshan); và Bí thư Đảng ủy Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương Vương Quân Chính (Wang Junzheng). Đơn vị bị xử phạt là Cục Công an thuộc Công đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương.

Các biện pháp trừng phạt của EU đối với các quan chức và thực thể của ĐCSTQ là lần đầu tiên kể từ khi EU áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với ĐCSTQ sau sự kiện ngày 4/6/1989, lần đầu tiên trừng phạt đối với hành vi xâm phạm nhân quyền của ĐCSTQ.

Tuyên bố của Hội đồng EU cũng nêu rõ rằng quyết định hôm nay (ngày 6/12) đã hoàn thành cam kết của EU trong việc sử dụng tất cả các công cụ để lên án các hành vi xâm phạm và chà đạp nhân quyền xảy ra ở bất cứ đâu, đồng thời tái khẳng định rằng nhân quyền là “phổ quát, không thể phân tách, phụ thuộc lẫn nhau và có liên quan lẫn nhau”.

Trước sự lên án của quốc tế, chính quyền ĐCSTQ đã dứt khoát phủ nhận việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Tuy nhiên, gần đây, học giả người Đức Adrian Zenz đã phát hành một loạt tài liệu Tân Cương mới, trong đó có nội dung 3 bài phát biểu của Tập Cận Bình vào tháng 4/2014, đề cập đến việc cần thực hiện cái gọi là “tấn công mạnh mẽ, trạng thái áp lực cao” đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương, một số tài liệu được đánh dấu “mật”“tối mật”.

Đối tượng mà EU gia hạn trừng phạt còn bao gồm những người xâm phạm nhân quyền ở các nước như Nga, Libya, Nam Sudan và Bắc Triều Tiên.

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm:

Lâm Nghiên

Published by
Lâm Nghiên

Recent Posts

Gen Z không hạnh phúc bằng các thế hệ trước, lý do là đây

Thật khó để chúng ta định nghĩa hạnh phúc nhưng một bộ phận Gen Z…

1 giờ ago

Miền Bắc sắp đón nắng nóng sau hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống

Khoảng giữa tháng 5 (ngày 15/5), khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có thể…

2 giờ ago

Chuyện người Hoa ‘chào đón’ mỗi khi ‘ông trùm’ ĐCSTQ công du nước ngoài

Mỗi khi ‘ông trùm’ ĐCSTQ đi thăm nước nào sẽ chứng kiến đông đảo người…

2 giờ ago

Việt Nam lên tiếng về kênh đào Phù Nam Techo

Việt Nam mong Campuchia tiếp tục phối hợp với Việt Nam và các nước trong…

2 giờ ago

Tỷ phú Warren Buffett trả lời về các khoản đầu tư vào Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc

Tỷ phú Warren Buffett cho biết, mục tiêu đầu tư chính của Berkshire sẽ vẫn…

2 giờ ago

Ngày ông Tập đến Pháp, người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng tổ chức biểu tình ở Paris

Người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng đã tổ chức 2 cuộc biểu tình…

3 giờ ago