Giới chức Mỹ: Trung Quốc dùng ngoại giao “cho vay nặng lãi” trong khu vực Thái Bình Dương

Trung Quốc đang sử dụng chiêu “ngoại giao cho vay nặng lãi” để gia tăng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, Tân Đại sứ Mỹ tại Úc nói hôm 13/3 trong bối cảnh căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc vẫn chưa giảm nhiệt.

Tân Đại sứ Mỹ tại Úc Arthur B. Culvahouse

Hoa Kỳ và các đồng minh tại Thái Bình dương đang nỗ lực chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Cạnh tranh địa chính trị toàn cầu khiến cả Trung và Mỹ gia tăng trợ cấp nước ngoài tại khu vực này trong những tháng gần đây.

Cuối năm ngoái, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cáo buộc Trung Quốc gài bẫy các quốc đảo bé nhỏ trong các trợ cấp ngoại giao “bẫy nợ”.

Tân Đại sứ Mỹ tại Úc Arthur Culvahouse nói chỉ trích của ông Pence không đủ mạnh.

“Tôi sẽ sử dụng ngôn ngữ mạnh hơn – tôi sẽ gọi là ngoại giao cho vay nặng lãi” ông Culvahouse nói sau khi đệ trình quốc thư cho Toàn Quyền Úc.

Tiền thì nhìn hấp dẫn và dễ dàng ngay lúc ấy, nhưng bạn cần phải đọc dòng chữ nhỏ”, ông nói.

Từ Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói Trung Quốc hợp tác với các nước Thái Bình Dương là tốt cho cả 2 bên và được chào đón rộng rãi bởi các quốc gia này.

Một số quan chức Mỹ không hài lòng khi thấy sự hợp tác này, và Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ có thể làm nhiều hơn để tạo ra lợi ích cho sự phát triển của những nước này và không “tiếp tục tạo ra vấn đề từ hư không”, ông Khảng nói.

Đại sứ Trung Quốc tại Úc năm ngoái khẳng định Bắc Kinh không áp dụng nợ quá mức lên khu vực.

Phát biểu của Tân Đại sứ Mỹ tại Úc được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Canberra và Trung Quốc vẫn tiếp tục.

Năm 2017, Thủ tướng Úc lúc bấy giờ là Malcolm Turnbull đã cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào công việc nội bộ của Úc. Năm 2018, Canberra cấm tập đoàn công nghệ Huawei Trung Quốc tham gia đấu thầu xây dựng mạng 5G của mình.

Trung Quốc phủ nhận các cáo buộc phá hoại và lên án Úc áp dụng não trạng “Chiến tranh lạnh”.

Các nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh đang tìm cách dùng thương mại để trừng phạt Canberra sau những chỉ trích trên.

Các nguồn tin từ Trung Quốc nói với Reuters rằng các tàu chở than của Úc nhập cảng Trung Quốc đang phải chờ lâu hơn và đối mặt với thủ tục hải quan khó khăn hơn các hãng khác, và một cảng phía bắc tại Đại Liên đã ngừng nhập than của Úc.

Thái Bình Dương cũng là một khu vực cạnh tranh ngoại giao giữa Trung Quốc và Đài Loan. Tuần sau, Tổng thống Đài Loan sẽ đến thăm 3 trong số những đồng minh ít ỏi còn sót lại, những nước khác hầu hết đã chạy theo lợi ích của Bắc Kinh và cắt quan hệ với Đài Bắc.

Đức Trí

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Cảnh sát giải tán biểu tình tại UCLA; Gần 50% người bị bắt không phải sinh viên

Hàng trăm cảnh sát mặc đồ chống bạo động đã dỡ bỏ được các rào…

10 phút ago

Bộ Công an yêu cầu dừng giao dịch tài sản các cựu lãnh đạo tỉnh Bình Thuận

12 người là cựu lãnh đạo tỉnh Bình Thuận dính đến sai phạm xảy ra…

1 giờ ago

Tài xế bất tỉnh, học sinh lớp 8 dừng xe buýt tránh thảm họa nghiêm trọng

Khi thấy tài xế gục trên vô lăng, một học sinh lớp 8 đã ngay…

2 giờ ago

Nga phản ứng khi bị Mỹ cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học tại Ukraine

Điện Kremlin hôm thứ Năm (2/5) đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Mỹ…

2 giờ ago

Ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 469 người đã nhập viện

Tính tới 7h ngày 3/5, số bệnh nhân được các bệnh viện tại TP. Long…

3 giờ ago

Quảng Trị: Phó chánh án TAND huyện Cam Lộ bị đâm tại phòng làm việc

Phó chánh án Tòa án nhân dân huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) bị một…

3 giờ ago