Hàn Quốc: Ô nhiễm không khí là “thảm họa xã hội” cần đối phó khẩn cấp

Chất lượng không khí đã trở thành một vấn đề chính trị chính yếu sau khi mức độ ô nhiễm không khí kỷ lục được phát hiện ở Hàn Quốc vào đầu tháng 3/2019.

Seoul đầu tháng 3/2019 (Ảnh: Shutterstock)

Hàn Quốc đã phát động các biện pháp khẩn cấp để đối phó với “thảm họa xã hội” do ô nhiễm không khí gây ra, sau khi mức độ bụi mịn cao kỷ lục đã bao phủ hầu hết đất nước trong các tuần gần đây.

Quốc hội nước này đã thông qua một loạt dự luật vào ngày 13/3 cho phép huy động nguồn ngân quỹ khẩn cấp để tiến hành các biện pháp như: lắp đặt bắt buộc các máy lọc không khí hiệu suất cao ở trong lớp học và khuyến khích tiêu thụ các phương tiện sử dụng khí gas (khí dầu mỏ hóa lỏng – liquified petroleum gas) vốn sinh ra ít khí thải hơn dùng xăng hay diesel.

Các biện pháp này sẽ cho phép chính phủ sử dụng quỹ khẩn cấp 2,65 tỷ USD, trong bối cảnh chỉ trích ngày càng gia tăng với tổng thống Moon Jae-in vì đã không đối phó hiệu quả với cuộc khủng hoảng này.

7 thành phố lớn của Hàn Quốc đã phải gánh chịu ô nhiễm bụi mịn PM2.5 cao tới mức nguy hiểm, theo thông tin từ Viện Nghiên cứu Môi trường Quốc gia.

Chất lượng không khí của Hàn Quốc thấp nhất trong số những nước thuộc OECD (tính đến năm 2017), với nồng độ bụi mịn PM2.5 là 25,1 microgram/m3, cao gấp đôi mức trung bình 12,5 của OECD và mức tiêu chuẩn 10 microgram/m3 của Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo.

Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo rằng ô nhiễm không khí là mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe cộng đồng vì nó có liên quan tới các bệnh về tim mạch và hô hấp.

>> Ô nhiễm bụi mịn PM2.5: Sát thủ vô hình

Seoul đã đưa ra các biện pháp đối phó như hạn chế phương tiện giao thông, tạm ngưng một số nhà máy nhiệt điện than và giảm lượng bụi do các công trường và nhà máy điện gây ra. Nhưng hiệu quả đạt được chưa cao.

Mức độ ô nhiễm không khí ở Seoul có thể nhìn thấy rõ từ xa (Ảnh: Shutterstock)

Vấn nạn này cũng gây ra bất hòa giữa Hàn Quốc và quốc gia láng giềng, bởi các chuyên gia của Hàn Quốc cho rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho 50-70% lượng bụi mịn ở khu vực Seoul, nơi gần một nửa dân số xứ Hàn đang sinh sống. Họ cho biết các hạt bụi mịn đến từ sa mạc và các nhà máy Trung Quốc, được gió Tây thổi mạnh mang đến bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc bác bỏ ý kiến đó, đồng thời hối thúc ngược lại phía Seoul phải tự xem xét các nhà máy, nhà máy điện và giao thông của mình.

Tổng thống Moon đã lệnh cho các viên chức làm việc với phía Trung Quốc để đưa ra giải pháp khả thi, bao gồm việc sử dụng công nghệ tạo mây để làm mưa nhân tạo trên vùng biển Hoàng Hải nằm giữa 2 quốc gia.

Theo TheGuardian,
Sơn Vũ

Sơn Vũ

Published by
Sơn Vũ

Recent Posts

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh có nhiều sai phạm

Chi sai với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng, Ban quản lý Khu bảo tồn…

33 phút ago

TQ: Lây lan biến chủng KP.2 của COVID-19, nhiều trường hợp đột tử

Hiện nay chủng đột biến KP.2 của COVID-19 đang lây lan ở nhiều nước. KP.2…

57 phút ago

Dòng tiền chảy khỏi hệ thống ngân hàng vào thị trường vàng

Tiền gửi ngân hàng sụt giảm mạnh, thị trường vàng đang thu hút càng ngày…

2 giờ ago

EU lên án “những kẻ cực đoan Israel” tấn công đoàn xe viện trợ nhân đạo

Lãnh đạo chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell đã yêu cầu Israel phải…

3 giờ ago

Vì sao ăn một thìa dầu mè mỗi ngày giúp giảm xơ gan hay ung thư gan?

Các bác sĩ chuyên môn Nhật Bản đã chỉ ra rằng chỉ cần ăn một…

4 giờ ago

Mỗi ngày hơn 4.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần

Trong tháng 4 vừa qua, gần 122.000 người đã rút bảo hiểm xã hội (BHXH)…

5 giờ ago