Lõi tên lửa Trung Quốc sẽ rơi xuống Trái Đất trong một vài giờ tới

Các trung tâm theo dõi của châu Âu và Mỹ cho biết các mảnh vỡ từ lõi tên lửa lớn nhất Trung Quốc được phóng vào tuần trước dự kiến ​​sẽ quay trở lại bầu khí quyển trong vài giờ tới.

Mặc dù vẫn có những ước tính khác nhau về nơi tên lửa sẽ rơi, nhưng nhiều khả năng nó sẽ không rơi xuống Hoa Kỳ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Sáu (7/5) cho biết hầu hết các mảnh vỡ sẽ bốc cháy khi xuyên qua tầng khí quyển và rất ít có khả năng gây ra bất kỳ tổn hại nào, sau khi quân đội Mỹ nói rằng Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ đang theo dõi việc rơi không kiểm soát này.

Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ ước tính nó sẽ rơi vào khoảng 02:11h GMT (tức 11:11h sáng theo giờ Việt Nam) vào Chủ nhật, sai số cộng hoặc trừ 1 giờ.

Trong khi đó, Trung tâm Nghiên cứu mảnh vỡ và Reentry quỹ đạo (CORDS) tại Aerospace Corporation, một tổ chức chuyên nghiên cứu không gian do liên bang Hoa Kỳ tài trợ, đã cập nhật dự đoán của mình vào khoảng +/- 2 tiếng so với mốc 03:02h GMT, và cho rằng lõi tên lửa còn sót lại sẽ rơi xuống Thái Bình Dương. 

Cơ quan Giám sát và Theo dõi Không gian của Liên minh Châu Âu (EU SST) cho biết dự đoán mới nhất của họ về thời gian rơi của lõi tên lửa Trường Chinh 5B là +/- 139 phút so với mốc 02:32h GMT vào Chủ nhật.

EU SST cho biết xác suất xảy ra một vụ va chạm trên mặt đất trong khu vực đông dân cư là “thấp”, nhưng lưu ý rằng tính chất không kiểm soát được của vật thể khiến mọi dự đoán không chắc chắn.

Space-Track, báo cáo dữ liệu do Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ thu thập, ước tính các mảnh vỡ sẽ rơi xuống lưu vực Địa Trung Hải.

Nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell tại Harvard cho biết trên Twitter rằng Space-Track tin Hoa Kỳ đã an toàn trước khả năng va chạm, nhưng các dự đoán gần đây vẫn đang theo dõi nó từ Costa Rica đến Úc và New Zealand.

Do vật thể di chuyển với tốc độ khoảng 7,8 km/giây, nên sai số chỉ khoảng 1 phút thôi cũng có thể dẫn đến hàng nghìn km sai lệch trên mặt đất.

“Điều này rất khó dự đoán và không phải là một phép đo chính xác”, Space-Track viết trên Twitter.

Tên lửa Trường Chinh 5B, bao gồm một lõi và 4 tên lửa đẩy, đã cất cánh từ đảo Hải Nam của Trung Quốc vào ngày 29/4, đưa mô-đun không người lái Thiên Hà lên không gian. Đây sẽ trở thành trạm vũ trụ cố định của Trung Quốc. Sau nhiệm vụ của Trường Chinh 5B, Trung Quốc sẽ còn thực hiện 10 nhiệm vụ nữa mới hoàn thành trạm. 

Tên lửa Trường Chinh 5B từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong tham vọng không gian của Trung Quốc, từ việc cung cấp các mô-đun và phi hành đoàn của trạm vũ trụ theo kế hoạch cho đến việc phóng các tàu thăm dò lên Mặt trăng và thậm chí cả sao Hỏa.

Phiên bản Trường Chinh 5B ra mắt vào tuần trước là lần triển hai thứ hai của dòng 5B kể từ chuyến bay đầu tiên của nó vào tháng 5 năm ngoái.

Vào tháng 5 năm 2020, một số mảnh còn sót lại của tên lửa Trường Chinh 5B đầu tiên đã rơi xuống Bờ Biển Ngà, làm hư hại một số tòa nhà. Không có thương tích nào được báo cáo.

Xuân Lan (theo Reuters)

Xem thêm:

Xuân Lan

Published by
Xuân Lan

Recent Posts

Che dấu dữ liệu giao dịch của khối ngoại, Trung Quốc hy vọng phục hồi thị trường

Trung Quốc chuẩn bị tắt nguồn cấp dữ liệu trực tiếp về dòng vốn nước…

56 phút ago

Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, thêm kế hoạch cáp ngầm ngầm loại trừ Trung Quốc

Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng dẫn đến…

2 giờ ago

Mỹ có kế hoạch áp thuế nhập khẩu 100% đối với xe điện Trung Quốc

Chính quyền Biden có kế hoạch tăng thuế nhập khẩu đối với xe điện Trung…

2 giờ ago

Hà Nội tính miễn 100% phí cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID

Hà Nội dự kiến hướng người dân sang cấp phiếu lý lịch tư pháp qua…

3 giờ ago

Nguồn gốc tên gọi các địa danh ở miền Trung, Tây Nguyên (P1)

Nguồn gốc tên gọi các tỉnh miền Trung là từ tiếng người Chăm, Thượng; hoặc…

4 giờ ago

Litva ủng hộ việc gửi quân NATO tới Ukraine

NATO có thể thành lập một liên minh gồm các huấn luyện quân sự để…

4 giờ ago