“Mối đe dọa của ĐCSTQ”: Chủ đề nóng tìm kiếm phiếu bầu ở Âu, Mỹ

Hãng tin AP hôm 14/8 đưa tin, sau khi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy công chúng ở nhiều nền dân chủ chuyển sang cảnh giác với Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ), “mối đe dọa Trung Quốc” là chủ đề quan tâm của các chính trị gia tìm kiếm phiếu bầu.

Ngày 20/7/2022 Ngoại trưởng Liz Truss (trái) và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Rishi Sunak trở thành 2 ứng viên cuối cùng cho cuộc bầu cử lãnh đạo Đảng Bảo thủ (Ảnh ghép: Crown và Wikimedia)

Trong nhiều năm qua, các chính phủ đã cố gắng đạt được sự cân bằng giữa thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại với Trung Quốc, lo lắng về sức mạnh quân sự, hoạt động gián điệp và hồ sơ nhân quyền tồi tệ của nước này.

Mới đây, một ý nguyện mạnh mẽ từ dân chúng phương Tây đang đẩy con lắc trở lại. “Mối đe dọa Trung Quốc (ĐCSTQ)” đã trở thành mối quan tâm chung của cử tri trong các cuộc bầu cử chính trị ở các nền dân chủ phương Tây, và luôn dẫn đầu cùng với lạm phát và suy thoái kinh tế.

Sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan vào tuần trước và Trung Quốc chọn tiến hành các cuộc tập trận quân sự xung quanh Đài Loan để đáp trả, các nước Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Úc đều đã thống nhất lên tiếng phản đối thông qua G7. Đây được coi là một chứng minh cho dân ý tập thể ​​của các nước phương Tây.

Ngoài ra, một phái đoàn quốc hội mới của Mỹ đã đến Đài Loan vào Chủ nhật, 12 ngày sau khi bà Pelosi kết thúc chuyến thăm, để thảo luận về các vấn đề như xoa dịu căng thẳng ở eo biển Đài Loan và đầu tư chip.

Bầu cử ở các nước dân chủ, so sánh xem ai cứng rắn với Bắc Kinh hơn

Hai ứng cử viên cạnh tranh cho chức thủ tướng Vương quốc Anh, Ngoại trưởng đương nhiệm Liz Truss và cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, đã tranh luận trong một cuộc tranh luận trên truyền hình hồi tháng Bảy về việc ai sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ngoài ra, tại các nền dân chủ như Úc, Mỹ và Nhật Bản, tiếng nói chống cộng ngày càng gay gắt hơn, đặc biệt là trong thời gian tranh cử.

Các chính trị gia đang tìm kiếm phiếu bầu đã chú ý đến tình cảm của công chúng đang chuyển hướng sang cảnh giác Trung Quốc (ĐCSTQ). Một số ứng cử viên cáo buộc Bắc Kinh gây ra mối đe dọa an ninh cho các nước láng giềng và thế giới rộng lớn hơn, đồng thời chỉ trích họ (ĐCSTQ) gây ra những khó khăn kinh tế trong nước.

Một cuộc thăm dò hồi tháng Sáu của Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ cho thấy, trong số 19 quốc gia được khảo sát ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á, nhiều quốc gia có nhìn nhận tiêu cực về Trung Quốc đang ở mức cao hoặc gần kỷ lục.

“Mối đe dọa từ Trung Quốc (ĐCSTQ)” trở thành chủ đề chung trong các cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ

Kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn tư thái đối kháng kịch liệt với ĐCSTQ trong nhiệm kỳ của mình, việc ứng phó với “mối đe dọa Trung Quốc (ĐCSTQ)” đã trở thành một chủ đề chung của lưỡng đảng.

Cho dù đó là Đạo luật Chip (CHIP) hay Đạo luật Đầu tư An ninh Năng lượng và Biến đổi Khí hậu (còn được gọi là Đạo luật Giảm Lạm phát), đều bao hàm nội dung chấm dứt chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Trong cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào mùa thu năm nay, nhập khẩu của Trung Quốc bị chỉ trích là nguyên nhân dẫn đến mất việc làm, đặc biệt là ở các bang công nghiệp Trung Tây. “Mối đe dọa của Trung Quốc (ĐCSTQ)” có thể trở thành một từ xuất hiện nhiều trong cuộc bầu cử.

Ứng cử viên Mehmet Oz của đảng Cộng hòa tại Thượng viện Pennsylvania đã chạy hàng ngàn quảng cáo truyền hình đề cập đến Trung Quốc trong cuộc bầu cử sơ bộ vào mùa xuân năm nay. Tại tiểu bang Ohio, ứng cử viên Thượng viện thuộc Đảng Dân chủ Tim Ryan cũng nói trong một quảng cáo: “Đây là cuộc đọ sức của chúng ta với Trung Quốc (ĐCSTQ).”

Các cuộc thăm dò cho thấy rằng cả Trung Quốc và chính sách đối ngoại nói chung đều không phải là vấn đề hàng đầu đối với hầu hết các cử tri Mỹ. Nhưng các nhà chiến lược chính trị tin rằng Trung Quốc có khả năng vẫn là một vấn đề chính trị mạnh mẽ trong cuộc bầu cử quốc hội Mỹ vào tháng 11, bởi vì các ứng cử viên tìm cách ràng buộc thách thức của Trung Quốc đối với kinh tế Mỹ.

Sau Úc, cuộc bầu cử ở Vương quốc Anh cũng tập trung vào các mối đe dọa của ĐCSTQ

Châu Âu hiện cũng đang cân bằng lại thái độ đối với Trung Quốc, mặc dù điều này chưa được thể hiện rõ trong các cuộc bầu cử ở Pháp năm nay và Đức vào năm 2021.

Tiến sĩ Andreas Fulda, chuyên gia về quan hệ EU – Trung Quốc tại Đại học Nottingham, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Hãng tin AP, rằng các chính trị gia Anh “có cái nhìn rõ ràng hơn về Trung Quốc (ĐCSTQ)” so với các nước láng giềng Châu Âu của họ.

Ông nói: “Vương quốc Anh đang theo dõi chặt chẽ những gì đang xảy ra ở Úc, ở nhiều phương diện, cuộc tranh luận ở đây đang đi trước lục địa Châu Âu.” Trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5 ở Úc, “Mối đe dọa từ Trung Quốc” đã chiếm vị trí quan trọng.

Sau chuyến thăm của bà Pelosi tới Đài Loan, bà Truss, với tư cách là nhà ngoại giao hàng đầu của Anh, đã chỉ trích mạnh mẽ các hành động quân sự của ĐCSTQ, cáo buộc Bắc Kinh “hùng hổ dọa người, gây leo thang mạnh mẽ và sâu rộng” tình hình trên eo biển Đài Loan, “đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Bà Truss cũng phát biểu tại cuộc tranh luận trên truyền hình về tầm nhìn của bà về việc mở rộng một “mạng lưới tự do” để các nền dân chủ có thể đối kháng hiệu quả hơn với Trung Quốc và Nga. Bà cũng cho biết sẽ thẳng tay tấn công các công ty công nghệ Trung Quốc, chẳng hạn như nền tảng video ngắn TikTok.

Ông Sunak đã cam kết đóng cửa một số Viện Khổng Tử do Bắc Kinh tài trợ ở Anh, đồng thời dẫn đầu một liên minh quốc tế chống lại các mối đe dọa mạng từ Trung Quốc, giúp các công ty và trường đại học của Anh chống lại hoạt động gián điệp của Bắc Kinh.

Học giả: Các cuộc bầu cử ở Vương quốc Anh và Úc có bầu không khí chống Cộng tương tự

Mô tả về bầu không khí chính trị của Anh, ông Ben Bland, giám đốc chương trình Châu Á – Thái Bình Dương tại Chatham House, một tổ chức nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại London, cho biết: “Có một loại cảm giác tương tự, bởi vì tôi vừa mới chuyển đến từ Úc.”

Ông Ben Bland, người trước đó từng làm việc tại Viện Lowy ở Sydney, nói với AP rằng: “Có một bầu không khí tương tự khi một số chính trị gia đang cố gắng bố trí mối đe dọa Trung Quốc như một công cụ chính trị trong nước”.

Trong 5 năm qua, đã có một sự thay đổi đáng kể trong cách các chính trị gia ở Anh và Úc khi đàm luận về vấn đề Trung Quốc. 5 năm trước, họ tập trung vào thương mại và quan hệ thương mại, và 5 năm sau, họ tập trung vào việc Bắc Kinh đe dọa “an ninh quốc gia và khả năng cạnh tranh kinh tế” của họ.

Trong cuộc bầu cử của Úc, Đảng Lao động đắc cử thành công phủ nhận họ sẽ đảo ngược chính sách với Trung Quốc, đồng thời bắt đầu chỉ trích các cuộc tập trận quân sự của Bắc Kinh xung quanh Đài Loan là “không cân xứng và phá hoại ổn định”.

Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny Wong cho biết, đây không chỉ là điều mà Úc đang kêu gọi, mà cả khu vực đang theo dõi.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc. Một cuộc khảo sát của Viện Lowy được công bố vào tháng Sáu cho thấy, người Úc ngày càng lo lắng về Trung Quốc. 3/4 số người được hỏi cho biết Trung Quốc ít nhất ở mức độ nào đó có khả năng trở thành mối đe dọa quân sự đối với Úc trong 20 năm tới, kết quả này tăng 30 điểm phần trăm so với năm 2018.

Tuy nhiên, ĐCSTQ chưa bao giờ chấp nhận những lời chỉ trích và nhìn thẳng vào sự thay đổi này, ngược lại còn chỉ trích rằng các chính trị gia phương Tây đang lấy lòng mọi người.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phản ứng sau cuộc tranh luận của hai ứng cử viên Thủ tướng Anh rằng một số chính trị gia Anh đã phóng đại cái gọi là “mối đe dọa của Trung Quốc (ĐCSTQ)“, việc này không thể giải quyết vấn đề của riêng họ.

Tình hình ở châu Á có nhiều sắc thái hơn

Trong cuộc bầu cử tổng thống của Hàn Quốc vào tháng Ba, hai ứng cử viên đã mâu thuẫn về cách xử lý sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ, hai đối tác quan trọng của Hàn Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, đã cam kết sẽ xây dựng một liên minh mạnh mẽ hơn với Mỹ, trong khi các đối thủ phe tự do của ông ủng hộ một hành động cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nhưng kể từ khi nắm quyền vào tháng Năm đến nay, ông Yoon Suk-yeol đã tránh chọc giận ĐCSTQ. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng của Hàn Quốc.

Khi bà Pelosi rời Đài Loan và đến thăm Hàn Quốc, ông Yoon Suk-yeol đã không gặp bà Pelosi, hai người chỉ nói chuyện qua điện thoại và chính quyền của ông đã tránh chỉ trích các hoạt động quân sự của Trung Quốc (ĐCSTQ) xung quanh Đài Loan.

Tình hình ở Nhật Bản thì khác. Các cử tri Nhật Bản ngày càng ủng hộ việc tăng cường quân đội của Nhật Bản sau khi Nga xâm lược Ukraine và làm gia tăng căng thẳng ở eo biển Đài Loan. Nhật Bản không được phép có quân đội do mối quan hệ với các nước bại trận trong Thế chiến thứ II.

Do 5 tên lửa từ cuộc tập trận của ĐCSTQ rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đã ra thông báo ngoại giao yêu cầu Bắc Kinh dừng cuộc tập trận, đồng thời với tư cách là nước thành viên G7, Nhật Bản công khai chỉ trích ĐCSTQ lợi dụng chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi như một cái cớ cho các hoạt động quân sự gây hấn ở eo biển Đài Loan.

Thủ tướng Fumio Kishida đã gặp bà Pelosi sau khi bà rời Hàn Quốc và đến thăm Nhật Bản.

Lâm Yến

Published by
Lâm Yến

Recent Posts

Chiến lược gia Mỹ: ‘Sai lầm lớn’ khi để Trung Quốc và Nga xích lại gần nhau

Ông Michael Pillsbury, thành viên của Quỹ Di sản, cho biết hôm thứ Năm (16/5)…

2 giờ ago

Ông Zelensky đổ lỗi cho ‘cả thế giới’ về thất bại của Ukraine ở Kharkov

Tổng thống Vladimir Zelensky nói với ABC News trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ…

2 giờ ago

Một người thất bại, 98% là do thiếu 6 điều này

“Nếu bạn đúng, bạn không cần tức giận. Nếu bạn sai, bạn không có quyền…

3 giờ ago

TNS Mitt Romney: Tổng thống Biden lẽ ra nên ân xá cho ông Trump

Thượng nghị sĩ Mitt Romney cho rằng Tổng thống Joe Biden đã mắc sai lầm…

4 giờ ago

Hà Nội: Cầu hơn 2.500 tỷ đồng ngập nặng sau mưa lớn

Trong vòng một tháng, cầu Vĩnh Tuy được đầu tư số tiền hơn 2.500 tỷ…

6 giờ ago

Đột nhiên thức dậy sớm là dấu hiệu của sự lão hóa hay bệnh lý?

Bạn đột nhiên thức dậy vào lúc nửa đêm hoặc thức dậy trước khi đồng…

7 giờ ago