Mỹ, EU, Nhật ký tuyên bố chung về thương mại nhắm vào Trung Quốc?

Trước ngày Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đã phát biểu tuyên bố chung sau khi tiến hành hội đàm 3 bên tại Washington vào hôm thứ Hai (13/1), đồng ý củng cố quy tắc quốc tế liên quan đến lĩnh vực trợ cấp công nghiệp dựa vào khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Hãng tin Reuters cho biết, mặc dù tuyên bố không điểm tên Trung Quốc, nhưng hành động này được cho là nhắm vào Trung Quốc, thúc giục Trung Quốc loại bỏ rào cản thương mại. 

Ủy viên phụ trách thương mại của EU Phil Hogan (bên trái) cùng Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer (bên phải) và Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Hiroshi Kajiyama đã có cuộc hội đàm ba bên tại Washington vào hôm 13/1. (Ảnh: japantimes.co.jp)

Tuyên bố nhấn mạnh, ba bên EU – Mỹ – Nhật Bản đồng thuận rằng, quy định cấm trợ cấp hiện hành của WTO không đủ để giải quyết hiện tượng trợ cấp làm méo mó thị trường và thương mại ở một số khu vực, do đó cần củng cố các quy tắc quốc tế trong lĩnh vực trợ cấp công nghiệp dựa trên khuôn khổ của WTO. Ngoài ra, ba bên cũng lên án cách làm ép buộc chuyển giao công nghệ của Trung Quốc. 

Ủy viên phụ trách thương mại của EU Phil Hogan cùng Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Hiroshi Kajiyama đã có cuộc hội đàm ba bên tại Washington vào hôm thứ Hai (13/1), tuyên bố chung đã được công bố sau khi kết thúc hội đàm. 

Ông Phil Hogan cho biết, tuyên bố chung này là một bước quan trọng trong giải quyết vấn đề méo mó thương mại toàn cầu, EU kiên định lập trường cho rằng đàm phán đa phương sẽ có hiệu quả để giải quyết những vấn đề này. Tuyên bố chung này cũng cho thấy hợp tác chiến lược mang tính xây dựng giữa 3 đối tác trọng điểm trong thương mại toàn cầu. 

Ba bên cũng hy vọng trước hội nghị cấp bộ trưởng được WTO tổ chức vào tháng 6 năm nay, có thể có nhiều nước tham dự hơn. 

Mặc dù tuyên bố này không nhắc tên Trung Quốc, nhưng EU lâu nay vẫn biểu thị không hài lòng với việc Trung Quốc thiết lập rào cản tiếp cận thị trường. Năm ngoái EU thậm chí trực tiếp chỉ ra từng rào cản tiếp cận thị trường của Trung Quốc, bao gồm hạn chế doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp (FDI), trợ cấp doanh nghiệp nhà nước, bảo vệ và thực thi pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, trình tự phê duyệt đầu tư rườm rà, vấn đề tiếp cận thị trường và môi trường cạnh tranh công bằng của mạng di động thế hệ thứ 5 (5G), v.v.

Vài năm qua, EU, Mỹ và Nhật Bản đã cùng bắt tay, hy vọng có thể giải quyết được các thực trạng tiêu cực của doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc liên quan đến các khoản trợ cấp méo mó, cạnh tranh không công bằng và cưỡng chế chuyển giao công nghệ. 

Tuyên bố chung được công bố một ngày trước khi các quan chức Trung Quốc ký hiệp định thương mại giai đoạn một với Mỹ tại Washington. Có thông tin lan truyền ra trước khi Mỹ – Trung Quốc ký kết thỏa thuận cho hay, Trung Quốc cam kết tăng mua hàng hóa Mỹ, nhưng các vấn đề như phạm vi mua sắm, tiêu chuẩn sản phẩm và trợ cấp doanh nghiệp nhà nước sẽ không có trong nội dung thỏa thuận giai đoạn một. Ba bên EU – Mỹ – Nhật Bản liên thủ trước khi Mỹ – Trung ký kết thỏa thuận, điều này cho thấy họ muốn thúc giục Trung Quốc nhìn thẳng và xử lý rào cản thương mại.

Trí Đạt (Theo RFI)

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Nhiều công an, thẩm phán, kiểm sát viên… bị bắt, khởi tố

Nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tham ô…

2 giờ ago

Đặt 3 loại cây này trong phòng sẽ giúp xua đuổi muỗi hiệu quả

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có khoảng…

3 giờ ago

Chủ tịch Ủy ban châu Âu: Cần ngăn xe điện giá rẻ TQ do nhà nước trợ cấp

Bà von der Leyen cho biết châu Âu cần ngăn chặn xe điện Trung Quốc…

5 giờ ago

Mỹ lên án tòa án Hồng Kông cấm bài hát dân chủ “Glory to Hong Kong”

Việc cấm bài hát “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng” một lần nữa làm dấy…

6 giờ ago

Lũ lụt kỷ lục ở miền nam Brazil khiến 90 người chết, 150.000 người mất nhà cửa

Tại bang Rio Grande do Sul ở miền nam Brazil, mưa lớn liên tục từ…

6 giờ ago

Doanh nghiệp kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Các doanh nghiệp có thị phần lớn như Petrolimex, PVOil kiến nghị bỏ quỹ bình…

6 giờ ago