Mỹ trừng phạt quan chức TQ liên quan đến việc ‘ép buộc đồng hóa’ trẻ em Tây Tạng

Mỹ sẽ áp đặt hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc có liên quan đến chính sách ép buộc trẻ em Tây Tạng phải vào các trường nội trú do nhà nước quản lý nhằm xóa bỏ ngôn ngữ và văn hóa của họ.

Ngoại trưởng Antony Blinken nêu rõ trong một tuyên bố ngày 22/8: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt việc ép buộc trẻ em Tây Tạng vào các trường nội trú do chính phủ điều hành và chấm dứt các chính sách đồng hóa, đàn áp cả ở Tây Tạng cũng như các khu vực khác của Trung Quốc.”

Ông Blinken nhấn mạnh, hơn 1 triệu trẻ em Tây Tạng đã bị buộc phải sống trong các trường nội trú do nhà nước điều hành, phải học các chương trình được thiết kế để ép các em hòa nhập với văn hóa đa số của người Hán. Tuy nhiên, ông không nêu tên các quan chức hoặc cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Tây Tạng nằm dưới sự cai trị của Bắc Kinh kể từ năm 1951 sau khi quân đội Trung Quốc giành quyền kiểm soát lãnh thổ trong cái mà họ gọi là “giải phóng hòa bình”.

Chính quyền Trung Quốc kể từ đó đã áp dụng một cách tiếp cận khắc nghiệt để trấn áp sự bất mãn trong khu vực. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Ngoại giao, các gia đình Tây Tạng phải đối mặt với sự đàn áp vì liên lạc với người thân lưu vong, và người Tây Tạng thường xuyên nhận được điện thoại từ các quan chức an ninh địa phương yêu cầu xóa ảnh và các thông tin khác mà cơ quan chức năng coi là nhạy cảm khỏi điện thoại của họ.

Tháng 9/2022, Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng (ICT) có trụ sở tại Washington cho hay, ít nhất 5 người đã tự tử trong tháng đó do lệnh phong tỏa COVID-19 kéo dài, mà nhóm này nhận định là “sự mở rộng sự xâm lấn vào cuộc sống người dân, vốn đã rất ngột ngạt ở Tây Tạng”.

Với mục tiêu tăng cường kiểm soát hơn nữa, Bắc Kinh cũng áp dụng chính sách đồng hóa ở Tây Tạng, khuyến khích sự di cư của người Hán vào khu vực, xóa bỏ các biểu tượng của văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo Tây Tạng, đồng thời quảng bá tiếng Quan Thoại thay vì ngôn ngữ Tây Tạng.

Các chính sách tương tự cũng được áp dụng ở Nội Mông. Năm 2020, quyết định của Bắc Kinh bắt buộc dạy tiếng Quan Thoại trong các trường tiểu học và trung học đã gây ra các cuộc phản đối và các bậc phụ huynh đã thảo luận về việc tổ chức các lớp học tiếng Mông Cổ tại nhà. Để đáp trả, chính quyền đã bắt giữ các nhà hoạt động và gây áp lực buộc các bậc phụ huynh làm việc trong chính quyền địa phương phải cho con họ đi học trở lại.

‘Chuyển đổi đồng hóa người Tây Tạng’

Thông báo của ông Blinken được đưa ra sau cảnh báo của ba chuyên gia Liên Hợp Quốc hồi tháng 2 về vấn đề này.

Các chuyên gia nêu lên mối lo ngại về sự gia tăng đáng kể số lượng trường học nội trú ở Tây Tạng và số lượng trẻ em Tây Tạng học trong đó, lưu ý rằng tỷ lệ trường học nội trú ở các khu vực tập trung dân cư Tây Tạng cao hơn nhiều so với các khu vực khác của Trung Quốc.

Họ cho biết trong một tuyên bố, những trường như vậy “gần như độc quyền” sử dụng tiếng Quan Thoại trong giảng dạy và giao tiếp, và nội dung sách giáo khoa “hầu như chỉ phản ánh trải nghiệm sống của học sinh người Hán”. Nhiều trường trong số này ở rất “xa nhà gia đình học sinh có con theo học”.

Kết quả là trẻ em Tây Tạng rất dễ mất khả năng giao tiếp với gia đình bằng tiếng Tây Tạng và do đó mất đi bản sắc của chúng.

Ngày 22/8, Tổ chức nhân quyền Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng (ICT) bày tỏ sự ủng hộ lệnh hạn chế mới về thị thực của Mỹ.

“Không thể làm ngơ việc chính sách táng tận lương tâm của Trung Quốc nhằm tách trẻ em Tây Tạng ra khỏi gia đình của các em. Điều đó cho thấy kế hoạch thâm sâu của Bắc Kinh nhằm loại bỏ văn hóa của người Tây Tạng và biến người Tây Tạng thành những tín đồ trung thành của ĐCSTQ,” trích lời chủ tịch ICT Tencho Gyatso trong một tuyên bố.

Đánh dấu Ngày Nhân quyền Quốc tế, Bộ Ngoại giao vào ngày 9/12/2022 đã trừng phạt hai quan chức Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng, bao gồm cựu Bí thư Đảng ủy Tây Tạng Ngô Anh Kiệt và Giám đốc Công an Khu tự trị Tây Tạng Trương Hồng Ba; 

Họ bị đưa vào danh sách chế tài cùng ông Đường Dũng, cựu phó giám đốc nhà tù khu vực Trùng Khánh ở Tây Nam Trung Quốc, người mà Mỹ liệt vào danh sách thủ phạm bức hại Pháp Luân Công. Ngoài ra còn có hai giám đốc điều hành lạm dụng lao động trên tàu đánh cá của họ, gồm ông Lý Chấn Vũ, ông Trác Tân Vinh của Công ty Đánh cá Viễn dương Đại Liên và Công ty Thực nghiệp Hàng hải Đàm Hải (Pingtan Marine Enterprise).

Minh Ngọc (Theo The Epoch Times)

MInh Ngọc

Published by
MInh Ngọc

Recent Posts

Hà Nội: Cầu hơn 2.500 tỷ đồng ngập nặng sau mưa lớn

Trong vòng một tháng, cầu Vĩnh Tuy được đầu tư số tiền hơn 2.500 tỷ…

2 giờ ago

Đột nhiên thức dậy sớm là dấu hiệu của sự lão hóa hay bệnh lý?

Bạn đột nhiên thức dậy vào lúc nửa đêm hoặc thức dậy trước khi đồng…

2 giờ ago

Thay đổi bản đồ kinh tế châu Á khi Mỹ định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu

Tổng thống Mỹ Biden đã tăng thuế đối với một loạt hàng hóa nhập khẩu…

4 giờ ago

Cựu Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải bị cách hết chức vụ Đảng

Ông Hải được cho là đã để xảy ra nhiều vi phạm gây hậu quả…

4 giờ ago

Ông Putin và ông Tập nói gì về mối quan hệ song phương gần gũi Nga – Trung?

Chuyến công du của ông Putin kéo dài hai ngày từ 16/5 đến 17/5 đánh…

5 giờ ago

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Pompeo sẽ tham dự lễ nhậm chức tổng thống của ông Lại Thanh Đức

Cựu Ngoại trưởng Pompeo cho biết, ông sẽ tới Đài Bắc với tư cách cá…

5 giờ ago